Người được công nhận là cựu chiến binh được hưởng những quyền lợi gì khi mất? Những đối tượng nào được xác định là cựu chiến binh theo quy định của pháp luật?
Những đối tượng nào được xác định là cựu chiến binh theo quy định của pháp luật?
Căn cứ Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh và Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2005 quy định như sau:
Cựu chiến binh
Cựu chiến binh là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã tham gia đơn vị vũ trang chiến đấu chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, làm nhiệm vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã nghỉ hưu, chuyển ngành, phục viên, xuất ngũ, bao gồm:
1. Cán bộ, chiến sĩ đã tham gia các đơn vị vũ trang do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức trước cách mạng tháng Tám năm 1945;
2. Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam là bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng, biệt động đã tham gia kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế;
3. Cán bộ, chiến sĩ, dân quân, tự vệ, du kích, đội viên đội công tác vũ trang trong vùng địch tạm chiếm đã tham gia chiến đấu chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc;
4. Công nhân viên quốc phòng đã tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc;
5. Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam, dân quân, tự vệ đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nhà nước và nhân dân tôn vinh, ghi nhận và đánh giá cao sự hy sinh, cống hiến to lớn của Cựu chiến binh trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, làm nhiệm vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bên cạnh đó, tại Điều 2 Nghị định 150/2006/NĐ-CP quy định về việc xác định cựu chiến binh như sau:
Cựu chiến binh
Cựu chiến binh theo quy định tại Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã tham gia đơn vị vũ trang chiến đấu chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, làm nhiệm vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã nghỉ hưu, chuyển ngành, phục viên, xuất ngũ, cụ thể như sau:
...
7. Việc xác nhận cựu chiến binh:
a) Việc xác nhận Cựu chiến binh được căn cứ vào hồ sơ khi họ đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ, xuất ngũ, phục viên, nghỉ hưu tại địa phương, do cơ quan quân sự xã, phường, thị trấn nơi Cựu chiến binh đang cư trú chủ trì, phối hợp với Hội Cựu chiến binh cùng cấp xác nhận;
b) Trường hợp hồ sơ bị thất lạc, việc xác nhận là Cựu chiến binh do cơ quan quân sự cấp xã nơi họ nhập ngũ phối hợp với Hội Cựu chiến binh cùng cấp xem xét xác minh lời khai của họ và lập danh sách để Ủy ban nhân dân nơi họ nhập ngũ xác nhận;
c) Việc xác nhận là Cựu chiến binh trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ vào hồ sơ khi tiếp nhận Cựu chiến binh về cơ quan, tổ chức, đơn vị và do cơ quan, tổ chức, đơn vị đó xác nhận.
..."
Theo đó, cựu chiến binh là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã tham gia đơn vị vũ trang chiến đấu chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, làm nhiệm vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã nghỉ hưu, chuyển ngành, phục viên, xuất ngũ và phải thuộc các đối tượng nêu trên.
Việc xác định đối tượng có phải là cựu chiến binh hay không sẽ được căn cứ vào hồ sơ khi đối tượng đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ, xuất ngũ, phục viên, nghỉ hưu tại địa phương, do cơ quan quân sự xã, phường, thị trấn nơi Cựu chiến binh đang cư trú chủ trì, phối hợp với Hội Cựu chiến binh cùng cấp xác nhận.
Người được công nhận là cựu chiến binh được hưởng những quyền lợi gì khi mất? Những đối tượng nào được xác định là cựu chiến binh theo quy định của pháp luật? (Hình từ Internet)
Chính sách dành cho người được công nhận là cựu chiến binh là gì?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 150/2006/NĐ-CP quy định về chính sách đối với cựu chiến binh như sau:
Chính sách đối với Cựu chiến binh
1. Cựu chiến binh được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đóng góp tiền, tài sản để đầu tư xây dựng nhà tình nghĩa, cơ sở dịch vụ chăm sóc, trung tâm điều trị và phục hồi sức khoẻ, câu lạc bộ văn hoá, thể thao, thể dục dưỡng sinh đối với Cựu chiến binh và tài trợ cho các hoạt động giúp đỡ Cựu chiến binh ở cộng đồng dân cư hoặc trung tâm điều trị, phục hồi sức khoẻ.
3. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị và công dân căn cứ vào điều kiện cụ thể hỗ trợ Cựu chiến binh tổ chức tham quan du lịch, nghỉ ngơi, điều dưỡng.
Như vậy, người được công nhận là cựu chiến binh sẽ được hưởng những chính sách theo quy định nêu trên.
Người được công nhận là cựu chiến binh được hưởng những quyền lợi gì khi mất?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 150/2006/NĐ-CP quy định về quyền lợi của cựu chiến binh như sau:
Quyền lợi của Cựu chiến binh
...
8. Cựu chiến binh khi chết được chính quyền, cơ quan, đơn vị, đoàn thể địa phương phối hợp với Hội Cựu chiến binh và gia đình tổ chức tang lễ. Nghi thức tổ chức và phân cấp tổ chức tang lễ, mai táng phí, các chế độ, chính sách khác thực hiện theo quy định hiện hành do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam và các cơ quan liên quan hướng dẫn thực hiện.
...
Như vậy khi bố chồng chị mất, sẽ được cơ quan nhà nước trợ cấp mai táng phí.
Các chế độ, chính sách khác thực hiện theo quy định hiện hành do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam và các cơ quan liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thể lệ cuộc thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 thế nào?
- Có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở bị thu hồi được giao thêm đất theo Luật Đất đai mới đúng không?
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?