Người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp có thể lựa chọn giáo trình đào tạo của cơ sở đào tạo khác không?
- Người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp có thể lựa chọn giáo trình đào tạo của cơ sở đào tạo khác không?
- Người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp phải tổ chức đánh giá giáo trình đào tạo mà cơ sở mình đang tổ chức đào tạo bao lâu một lần?
- Người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo sơ cấp ban hành giáo trình đào tạo cập nhật, bổ sung trên cơ sở nào?
Người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp có thể lựa chọn giáo trình đào tạo của cơ sở đào tạo khác không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH quy định về Lựa chọn, cập nhật, đánh giá giáo trình đào tạo như sau:
Lựa chọn, cập nhật, đánh giá giáo trình đào tạo
1. Lựa chọn giáo trình đào tạo
Người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp có thể lựa chọn giáo trình đào tạo của cơ sở đào tạo khác, nhưng phải tổ chức thẩm định giáo trình đào tạo theo quy định tại Điều 12 Thông tư này để phê duyệt và áp dụng.
...
Như vậy, người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp có thể lựa chọn giáo trình đào tạo của cơ sở đào tạo khác, nhưng phải tổ chức thẩm định giáo trình đào tạo theo quy định tại Điều 12 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH để phê duyệt và áp dụng, cụ thể như sau:
Quy trình thẩm định và ban hành giáo trình đào tạo
a) Bước 1: Thành lập hội đồng thẩm định giáo trình
a) Người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp ra quyết định thành lập Hội đồng thẩm định giáo trình đào tạo.
b) Hội đồng thẩm định có 5 đến 7 thành viên, gồm: Chủ tịch hội đồng, Phó chủ tịch, thư ký và các ủy viên. Thành phần Hội đồng gồm các giáo viên, giảng viên, các chuyên gia, cán bộ quản lý có kinh nghiệm của nghề và được thành lập theo từng lĩnh vực chuyên môn của nghề, trong đó phải có ít nhất một thành viên là người của đơn vị sử dụng lao động sau đào tạo.
c) Tiêu chuẩn thành viên của Hội đồng thẩm định giáo trình là những người có trình độ cao đẳng trở lên; có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực của nghề.
d) Hội đồng thẩm định có thể quyết định thành lập các tiểu ban và quy định nhiệm vụ, trách nhiệm các tiểu ban để giúp việc Hội đồng thực hiện thẩm định một số giáo trình mô đun được giao của nghề. Mỗi tiểu ban giúp việc có từ 3 đến 5 thành viên là giáo viên, giảng viên có kinh nghiệm trong giảng dạy mô đun tương ứng của nghề.
đ) Nhiệm vụ của Hội đồng thẩm định giáo trình: Thẩm định giáo trình đào tạo do Tổ biên soạn dự thảo và báo cáo Hội đồng; Trình thủ trưởng cơ sở đào tạo sơ cấp về kết quả thẩm định để làm căn cứ xem xét, quyết định ban hành giáo trình đào tạo.
2. Bước 2: Tổ chức thẩm định giáo trình
a) Hội đồng thẩm định căn cứ vào chương trình đào tạo, căn cứ các quy định hiện hành về giáo trình để thẩm định từng giáo trình đào tạo. Cụ thể:
- Tổ chức họp dưới sự điều hành của Chủ tịch Hội đồng với sự có mặt của đầy đủ các thành viên Hội đồng theo nguyên tắc thảo luận công khai và từng thành viên trong hội đồng phải có ý kiến phân tích, đánh giá đối với giáo trình biên soạn; biểu quyết từng nội dung và đưa ra kết luận. Các ý kiến được thống nhất đưa vào kết luận khi có ít nhất 2/3 thành viên Hội đồng đồng ý.
- Báo cáo kết quả thẩm định kèm theo biên bản họp thẩm định của Hội đồng (trong đó có ý kiến của từng thành viên, kết quả biểu quyết đối với từng kết luận và có chữ ký của các thành viên), để người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp xem xét, làm căn cứ quyết định phê duyệt giáo trình để đưa vào đào tạo.
b) Tổ biên soạn giáo trình đào tạo có trách nhiệm giải đáp các câu hỏi của thành viên Hội đồng thẩm định trong quá trình thẩm định.
c) Hội đồng thẩm định phải kết luận rõ theo các nội dung sau: Hội đồng thông qua giáo trình đào tạo, không cần chỉnh sửa, bổ sung hoặc Hội đồng thông qua giáo trình đào tạo nhưng yêu cầu phải chỉnh sửa, bổ sung và nêu nội dung cụ thể cần phải chỉnh sửa, bổ sung hoặc hội đồng không thông qua giáo trình đào tạo và nêu lý do không được thông qua.
3. Bước 3: Báo cáo kết quả thẩm định
Chủ tịch hội đồng thẩm định báo cáo kết quả thẩm định giáo trình đào tạo, kèm theo biên bản họp hội đồng và hồ sơ thẩm định để người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp xem xét, quyết định ban hành.
4. Bước 4: Ban hành giáo trình
Người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp căn cứ kết quả thẩm định giáo trình đào tạo của Hội đồng thẩm định tự chủ, tự chịu trách nhiệm phê duyệt và ban hành giáo trình đào tạo trình độ sơ cấp để áp dụng cho cơ sở mình.
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp (Hình từ Internet)
Người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp phải tổ chức đánh giá giáo trình đào tạo mà cơ sở mình đang tổ chức đào tạo bao lâu một lần?
Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 13 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Lựa chọn, cập nhật, đánh giá giáo trình đào tạo
...
2. Cập nhật, đánh giá giáo trình đào tạo
a) Ít nhất 3 năm một lần, người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp phải tổ chức đánh giá giáo trình đào tạo mà cơ sở mình đang tổ chức đào tạo.
...
Như vậy, ít nhất 3 năm một lần, người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo sơ cấp phải tổ chức đánh giá giáo trình đào tạo mà cơ sở mình đang tổ chức đào tạo.
Người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo sơ cấp ban hành giáo trình đào tạo cập nhật, bổ sung trên cơ sở nào?
Căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 13 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Lựa chọn, cập nhật, đánh giá giáo trình đào tạo
...
2. Cập nhật, đánh giá giáo trình đào tạo
...
b) Dự thảo những nội dung cần sửa đổi, cập nhật giáo trình đào tạo và tổ chức thẩm định giáo trình đào tạo theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.
c) Người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp ban hành giáo trình đào tạo cập nhật, bổ sung trên cơ sở đề xuất của Hội đồng thẩm định chương trình sau khi chương trình đào tạo được đánh giá theo quy định tại các Điểm a và b Khoản 2 Điều này.
Như vậy, người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo sơ cấp ban hành giáo trình đào tạo cập nhật, bổ sung trên cơ sở đề xuất của Hội đồng thẩm định chương trình sau khi chương trình đào tạo được đánh giá theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?
- Tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong công tác thi đua khen thưởng theo Thông tư 93?
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?
- Xúi giục, đe dọa người khác phá thai bị xử lý như thế nào? Pháp luật có cấm phá thai hay không?