Người đứng đầu cơ quan trong việc tiếp công dân phải trực tiếp thực hiện việc tiếp công dân mấy lần trong tháng?
Người đứng đầu cơ quan trong việc tiếp công dân phải trực tiếp thực hiện việc tiếp công dân mấy lần trong tháng?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 18 Luật Tiếp công dân 2013 quy định như sau:
Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trong việc tiếp công dân
...
2. Trực tiếp thực hiện việc tiếp công dân ít nhất 01 ngày trong 01 tháng tại địa điểm tiếp công dân của cơ quan mình.
3. Thực hiện tiếp công dân đột xuất trong các trường hợp sau đây:
a) Vụ việc gay gắt, phức tạp, có nhiều người tham gia, liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ý kiến của các cơ quan, tổ chức, đơn vị còn khác nhau;
b) Vụ việc nếu không chỉ đạo, xem xét kịp thời có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc có thể dẫn đến hủy hoại tài sản của Nhà nước, của tập thể, xâm hại đến tính mạng, tài sản của nhân dân, ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
4. Khi tiếp công dân, người đứng đầu cơ quan phải có ý kiến trả lời về việc giải quyết vụ việc cho công dân. Trường hợp chưa trả lời ngay được thì chỉ đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý của mình kịp thời xem xét, giải quyết và thông báo thời gian trả lời cho công dân.
Như vậy, người đứng đầu cơ quan trong việc tiếp dân trực tiếp thực hiện việc tiếp công dân ít nhất 01 ngày trong 01 tháng tại địa điểm tiếp công dân của cơ quan mình.
Người đứng đầu cơ quan trong việc tiếp công dân phải trực tiếp thực hiện việc tiếp công dân mấy lần trong tháng? (Hình từ Internet)
Địa điểm tiếp công dân của cơ quan cần phải như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 19 Luật Tiếp công dân 2013 quy định về địa điểm tiếp công dân như sau:
Địa điểm tiếp công dân
1. Địa điểm tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị phải được bố trí tại vị trí thuận tiện, bảo đảm các điều kiện vật chất cần thiết để công dân đến trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được dễ dàng, thuận lợi.
Tại địa điểm tiếp công dân, phải niêm yết rõ ràng nội quy tiếp công dân của cơ quan, đơn vị, hướng dẫn về quy trình tiếp công dân, quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật và các thông tin quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật này.
2. Chính phủ quy định chi tiết việc bố trí cơ sở vật chất của địa điểm tiếp công dân.
Như vậy, địa điểm tiếp công dân của cơ quan cần phải được bố trí tại vị trí thuận tiện, bảo đảm các điều kiện vật chất cần thiết để công dân đến trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được dễ dàng, thuận lợi.
Ngoài ra, tai địa điểm tiếp công dân, phải niêm yết rõ ràng nội quy tiếp công dân của cơ quan, đơn vị, hướng dẫn về quy trình tiếp công dân, quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật và các thông tin quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật Tiếp công dân 2013.
Người đến khiếu nại có hành vi kích động đe dọa đối với người tiếp công dân thì xử lý như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 30 Luật Tiếp công dân 2013 quy định như sau:
Tiếp và xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung tại nơi tiếp công dân
...
2. Trường hợp khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh phức tạp, có nhiều nội dung, thuộc trách nhiệm của nhiều cấp, nhiều ngành, đã qua nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét, giải quyết hoặc vụ việc có rất nhiều người tham gia, diễn biến phức tạp thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc Trưởng Ban tiếp công dân có trách nhiệm:
a) Chủ trì hoặc phối hợp với đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan hoặc đại diện Ủy ban nhân dân địa phương nơi phát sinh khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tiếp người đại diện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
b) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu; cử người có trách nhiệm tham gia tiếp người đại diện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
3. Trường hợp những người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có hành vi kích động, gây rối trật tự hoặc đe dọa đối với người tiếp công dân, người thi hành công vụ thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc Trưởng Ban tiếp công dân, người phụ trách địa điểm tiếp công dân phải kịp thời tăng cường người tiếp công dân; yêu cầu cơ quan công an hoặc cơ quan chức năng có biện pháp xử lý kịp thời.
Như vậy, nếu trường hợp những người đến khiếu nại có hành vi kích động đe dọa đối với người tiếp công dân, người thi hành công vụ thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc Trưởng Ban tiếp công dân, người phụ trách địa điểm tiếp công dân phải kịp thời tăng cường người tiếp công dân.
Cùng với đó, yêu cầu cơ quan công an hoặc cơ quan chức năng có biện pháp xử lý kịp thời đối với những người đến khiếu nại có hành vi kích động đe dọa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Các thông tin công bố định kỳ và thông tin công bố bất thường mà doanh nghiệp nhà nước phải thực hiện công khai?
- Nâng lương trước thời hạn mới nhất 2025 do lập thành tích? Điều kiện được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích là gì?
- Mẫu Quyết định thành lập Tiểu ban Nhân sự Đại hội đại biểu Đảng bộ là mẫu nào? Tải mẫu? Đại biểu dự đại hội gồm những người nào?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14135-4: 2024 xác định lượng vật liệu nhỏ trong cốt liệu bằng phương pháp rửa ra sao?
- Danh sách nhà cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử được Tổng cục thuế chấp nhận mới nhất? Định dạng hóa đơn điện tử thế nào?