Người đứng đầu cơ quan của Đảng được giao quản lý, sử dụng tài sản có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Người đứng đầu cơ quan của Đảng được giao quản lý, sử dụng tài sản có quyền gì?
Quyền của người đứng đầu cơ quan của Đảng được giao quản lý, sử dụng tài sản theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 165/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Người đứng đầu cơ quan của Đảng được giao quản lý, sử dụng tài sản có các quyền sau đây:
- Tổ chức thực hiện quản lý, sử dụng tài sản để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao;
- Giám sát, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản công được giao quản lý, sử dụng;
- Xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật và quy định của Đảng.
Người đứng đầu cơ quan của Đảng được giao quản lý, sử dụng tài sản nghĩa vụ như thế nào?
Nghĩa vụ của người đứng đầu cơ quan của Đảng được giao quản lý, sử dụng tài sản theo khoản 2 Điều 7 Nghị định 165/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Người đứng đầu cơ quan của Đảng được giao quản lý, sử dụng tài sản có các nghĩa vụ sau đây:
- Ban hành và tổ chức thực hiện Quy chế quản lý, sử dụng tài sản được giao;
- Chấp hành các quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm sử dụng tài sản đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ, tiết kiệm, hiệu quả;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và quy định của Đảng về việc quản lý, sử dụng tài sản được giao;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm giải trình theo quy định của pháp luật;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và quy định của Đảng.
Người đứng đầu cơ quan của Đảng (Hình từ Internet)
Cơ quan, tổ chức, đơn vị được sử dụng chung tài sản tại cơ quan của Đảng có trách nhiệm gì?
Cơ quan, tổ chức, đơn vị được sử dụng chung tài sản tại cơ quan của Đảng có trách nhiệm tại khoản 4 Điều 16 Nghị định 165/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Sử dụng chung tài sản tại cơ quan của Đảng
...
2. Đối tượng được sử dụng chung tài sản để phục vụ hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao gồm:
a) Cơ quan nhà nước;
b) Đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân;
c) Đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Cơ quan của Đảng, đơn vị sự nghiệp của Đảng;
đ) Tổ chức chính trị - xã hội.
3. Người đứng đầu cơ quan của Đảng được giao quản lý, sử dụng tài sản quy định tại khoản 1 Điều này quyết định việc cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khoản 2 Điều này sử dụng chung tài sản tại cơ quan của Đảng.
4. Cơ quan, tổ chức, đơn vị được sử dụng chung tài sản có trách nhiệm:
a) Bảo đảm sử dụng đúng công năng của tài sản, an ninh, an toàn; không được chuyển giao quyền sử dụng chung tài sản cho cơ quan, tổ chức, đơn vị khác hoặc sử dụng vào mục đích khác;
b) Trả cho cơ quan của Đảng có tài sản cho sử dụng chung một khoản chi phí sử dụng chung để bù đắp chi phí điện, nước, xăng dầu, nhân công phục vụ và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến quản lý vận hành tài sản trong thời gian sử dụng chung, không bao gồm khấu hao (hao mòn) tài sản cố định.
5. Chi phí sử dụng chung tài sản được xác định trên cơ sở định mức tiêu hao, thời gian sử dụng chung tài sản.
Tiền chi trả chi phí điện, nước, xăng dầu, nhân công phục vụ và các chi phí khác có liên quan được sử dụng từ nguồn kinh phí được phép sử dụng của cơ quan, tổ chức, đơn vị được sử dụng chung tài sản và được hạch toán vào chi phí hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Cơ quan của Đảng có tài sản cho sử dụng chung có trách nhiệm xuất phiếu thu tiền cho cơ quan, tổ chức, đơn vị được sử dụng chung tài sản. Khoản thu từ việc sử dụng chung tài sản được sử dụng để bù đắp các chi phí cần thiết phục vụ duy trì hoạt động của tài sản dùng chung; phần còn lại (nếu có), cơ quan của Đảng có tài sản được sử dụng để chi cho hoạt động của cơ quan của Đảng và được giảm chi ngân sách tương ứng theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Theo đó, cơ quan, tổ chức, đơn vị được sử dụng chung tài sản có trách nhiệm sau:
- Bảo đảm sử dụng đúng công năng của tài sản, an ninh, an toàn; không được chuyển giao quyền sử dụng chung tài sản cho cơ quan, tổ chức, đơn vị khác hoặc sử dụng vào mục đích khác;
- Trả cho cơ quan của Đảng có tài sản cho sử dụng chung một khoản chi phí sử dụng chung để bù đắp chi phí điện, nước, xăng dầu, nhân công phục vụ và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến quản lý vận hành tài sản trong thời gian sử dụng chung, không bao gồm khấu hao (hao mòn) tài sản cố định.
Bên cạnh đó, đối tượng được sử dụng chung tài sản để phục vụ hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao gồm:
- Cơ quan nhà nước;
- Đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân;
- Đơn vị sự nghiệp công lập;
- Cơ quan của Đảng, đơn vị sự nghiệp của Đảng;
- Tổ chức chính trị - xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?