Người đồng giới là gì? Người đồng giới đăng ký kết hôn có được pháp luật công nhận hay không?
Người đồng giới là gì?
Khái niệm về người đồng giới hiện nay chưa được pháp luật quy định, tuy nhiên theo tìm hiểu của tôi thuật ngữ này xuất hiện khi những người có cùng giới tính bị hấp dẫn về mặt tình yêu hay quan hệ tình dục lẫn nhau trong hoàn cảnh nào đó.
LGBT là gì? Bao gồm những đối tượng nào?
LGBT là viết tắt của các danh từ đặc trưng cho xu hướng tính dục của một người bao gồm các từ: Lesbian (đồng tính nữ), Gay (đồng tính nam), Bisexual (Lưỡng tính), Transgender (Chuyển giới).
Trong đó,
Lesibian là thuật ngữ chỉ những người mang giới tính nữ bị hấp dẫn về mặt tình yêu, tình dục với người đồng giới. Đặc điểm sinh học của họ không khác gì so với người phụ nữ khác.
Gay cũng tương tự như Lesibian, đây là khái niệm chỉ những người mang giới tính nam bị hấp dẫn về mặt tình yêu, tình dục với người đồng giới.
Như một sự kết hợp, Bisexual là thuật ngữ chỉ những người bị hấp dẫn về mặt tình yêu và tình dục với cả nam hoặc nữ. Họ không có ranh giới thích xu hướng tính dục nào nhiều hơn mà có thể thay đổi liên tục trong suốt cuộc đời tùy vào hoàn cảnh, cảm xúc.
Transgender chỉ những người đã trải qua những cuộc phẫu thuật chuyển đổi giới tính tuy nhiên danh tính không thay đổi dù ngoại hình có thay đổi, hoặc là những người quyết định sống, ăn mặc và hành động theo giới tính mà họ mong muốn rằng họ thực sự thuộc về giới tính đó.
Người đồng giới là gì? Người đồng giới đăng ký kết hôn có được pháp luật công nhận hay không?
Hôn nhân đồng giới là gì?
Hiện nay pháp luật không có quy định về khái niệm hôn nhân đồng giới, thuật ngữ này xuất hiện khi có những người ủng hộ, phản đối cộng đồng LGBT về quan hệ hôn nhân. Theo quan điểm của tôi, hôn nhân đồng giới được xem là hôn nhân giữa hai người có cùng giới tính sinh học theo mối quan hệ nam - nam hoặc nữ - nữ.
Hôn nhân giữa những người thuộc hội LGBT có được pháp luật công nhận hay không?
Bởi vì cộng đồng LGBT được chia thành nhiều đối tượng nên khi kết hôn nếu người Bisexual và người Transgender kết hôn với người khác giới tính thì vẫn được pháp luật công nhân, vì về cơ bản đó vẫn là cuộc hôn nhân dựa trên mối quan hệ nam- nữ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật.
Tuy nhiên nếu những người thuộc nhóm Gay hoặc Lesibian khi kết hôn muốn được pháp luật công nhận thì không được. Trước đây tại khoản 5 Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 trường hợp kết hôn giữa những người cùng giới tính bị pháp luật cấm, tuy nhiên hiện tại đã bãi bỏ quy định này tại khoản 2 Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình 2014 vẫn quy định Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Như vậy, dù không còn quy định cấm nhưng nếu những người cùng giới tính mong muốn được đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền đều không được. Nhưng nếu như họ muốn tổ chức hôn lễ, sống chung như vợ chồng pháp luật sẽ không cấm.
Khi giữa những người đồng giới xảy ra tranh chấp về tài sản sau một thời gian chung sống như vợ chồng thì khi chia tay pháp luật có giải quyết hay không?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014: Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Thì mối quan hệ này sẽ không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này, nhưng nếu giữa những người đồng tính có hình thành tài sản chung trong thời gian chung sống với nhau sẽ thuộc đối tượng điều chỉnh của Bộ Luật dân sự 2015.
Theo đó, căn cứ Điều 207 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về sở hữu chung và các loại sở hữu chung như sau: Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản: Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.
Hơn nữa căn cứ Điều 219 của Bộ Luật dân sự 2015 về chia tài sản chung như sau:
Trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu tình trạng sở hữu chung phải được duy trì trong một thời hạn theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của luật thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì chủ sở hữu chung có yêu cầu chia có quyền bán phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp các chủ sở hữu chung có thỏa thuận khác.
Trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán và chủ sở hữu chung đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung và tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Như vậy, nếu tài sản hình thành trong quá trình chung sống là sự đóng góp chung của cả hai người đồng tính thì khi chia tay và xảy ra tranh chấp về tài sản vẫn được phân chia theo quy định của pháp luật dân sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường 2025? Mức phạt lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường theo Nghị định 168?
- Mẫu bản khai sử dụng hệ thống chống hà mới nhất là mẫu nào? Hệ thống chống hà trên tàu biển phải chịu các hình thức kiểm tra nào?
- Lỗi đi ngược chiều xe máy, xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Xe nào được đi vào đường ngược chiều?
- Công trình nào phải lập quy trình bảo trì công trình xây dựng? Quy định về thực hiện bảo trì công trình xây dựng theo Nghị định 06?
- Mức giảm thuế GTGT 2025 chính thức tại Nghị định 180 giảm thuế 2025? Hiệu lực Nghị định giảm thuế 2025 thế nào?