Người định giá tài sản có được tham gia hỏi tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự hay không? Việc hỏi người định giá tài sản tại phiên tòa xét xử được quy định như thế nào?
Người định giá tài sản có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2, khoản 3 Điều 69 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về người định giá tài sản cụ thể như sau:
“2. Người định giá tài sản có quyền:
a) Tìm hiểu tài liệu của vụ án liên quan đến đối tượng phải định giá;
b) Yêu cầu cơ quan yêu cầu định giá, người tham gia tố tụng yêu cầu định giá cung cấp tài liệu cần thiết cho việc định giá;
c) Từ chối thực hiện định giá trong trường hợp thời gian không đủ để tiến hành định giá, các tài liệu cung cấp không đủ hoặc không có giá trị để định giá, nội dung yêu cầu định giá vượt quá phạm vi hiểu biết chuyên môn của mình;
d) Ghi ý kiến kết luận của mình vào bản kết luận chung nếu không thống nhất với kết luận của Hội đồng định giá tài sản;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
3. Người định giá tài sản có nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
b) Giữ bí mật điều tra mà mình biết được khi thực hiện định giá tài sản;
c) Các nghĩa vụ khác theo quy định của luật.”
Như vậy, người định giá tài sản có những quyền và nghĩa vụ sau đây:
(1) Người định giá tài sản có quyền:
- Tìm hiểu tài liệu của vụ án liên quan đến đối tượng phải định giá;
- Yêu cầu cơ quan yêu cầu định giá, người tham gia tố tụng yêu cầu định giá cung cấp tài liệu cần thiết cho việc định giá;
- Từ chối thực hiện định giá trong trường hợp thời gian không đủ để tiến hành định giá, các tài liệu cung cấp không đủ hoặc không có giá trị để định giá, nội dung yêu cầu định giá vượt quá phạm vi hiểu biết chuyên môn của mình;
- Ghi ý kiến kết luận của mình vào bản kết luận chung nếu không thống nhất với kết luận của Hội đồng định giá tài sản;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
(2) Người định giá tài sản có nghĩa vụ:
- Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
- Giữ bí mật điều tra mà mình biết được khi thực hiện định giá tài sản;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của luật.
Việc hỏi người định giá tài sản tại phiên tòa xét xử được quy định như thế nào?
Người định giá tài sản có được tham gia hỏi tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự hay không?
Theo Điều 307 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về trình tự xét hỏi tại phiên tòa xét xử như sau:
(1) Hội đồng xét xử phải xác định đầy đủ những tình tiết về từng sự việc, từng tội trong vụ án và từng người. Chủ tọa phiên tòa điều hành việc hỏi, quyết định người hỏi trước, hỏi sau theo thứ tự hợp lý.
(2) Khi xét hỏi từng người, chủ tọa phiên tòa hỏi trước sau đó quyết định để Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện việc hỏi.
- Người tham gia tố tụng tại phiên tòa có quyền đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ.
- Người giám định, người định giá tài sản được hỏi về những vấn đề có liên quan đến việc giám định, định giá tài sản.
(3) Khi xét hỏi, Hội đồng xét xử xem xét vật chứng có liên quan trong vụ án.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên, người định giá tài sản được tham gia hỏi tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, cụ thể họ sẽ được hỏi về những vấn đề có liên quan đến việc định giá tài sản.
Việc hỏi người định giá tài sản tại phiên tòa xét xử được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 316 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về việc hỏi người giám định, người định giá tài sản cụ thể như sau:
(1) Hội đồng xét xử tự mình hoặc theo đề nghị của Kiểm sát viên, người bào chữa, người khác tham gia phiên tòa yêu cầu người giám định, người định giá tài sản trình bày kết luận của mình về vấn đề được giám định, định giá tài sản.
- Khi trình bày, người giám định, người định giá tài sản có quyền giải thích bổ sung về kết luận giám định, định giá tài sản, căn cứ để đưa ra kết luận giám định, định giá tài sản.
(2) Kiểm sát viên, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác có mặt tại phiên tòa có quyền nhận xét về kết luận giám định, định giá tài sản, được hỏi những vấn đề còn chưa rõ hoặc có mâu thuẫn trong kết luận giám định, định giá tài sản hoặc có mâu thuẫn với những tình tiết khác của vụ án.
(3) Trường hợp người giám định, người định giá tài sản không có mặt tại phiên tòa thì chủ tọa phiên tòa công bố kết luận giám định, định giá tài sản.
(4) Khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại, định giá lại tài sản.
Như vậy, việc hỏi người định giá tài sản tại phiên tòa xét xử được thực hiện theo quy định trên đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?