Người điều khiển xe máy chuyên dùng phải giữ khoảng cách an toàn với những xe khác tối thiểu bao nhiêu mét?
Tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng trên đường quốc lộ là bao nhiêu?
Tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng trên đường quốc lộ quy định tại Điều 8 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT như sau:
Tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự trên đường bộ (trừ đường cao tốc)
Đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông tốc độ tối đa không quá 40 km/h.
Theo đó, đối với xe máy chuyên dùng, khi tham gia giao thông tốc độ tối đa không quá 40 km/h.
Người điều khiển xe máy chuyên dùng phải giữ khoảng cách an toàn với những xe khác tối thiểu bao nhiêu mét? (Hình từ Internet)
Người điều khiển xe máy chuyên dùng phải giữ khoảng cách an toàn với những xe khác tối thiểu bao nhiêu mét?
Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường được quy định tại Điều 11 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT như sau:
Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường
1. Khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo "Cự ly tối thiểu giữa hai xe" phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn trị số ghi trên biển báo.
2. Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường
a) Trong điều kiện mặt đường khô ráo, khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ được quy định như sau:
Khi điều khiển xe chạy với tốc độ dưới 60 km/h, người lái xe phải chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế để đảm bảo an toàn giao thông.
b) Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, tầm nhìn hạn chế, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn trị số ghi trên biển báo hoặc trị số được quy định tại điểm a Khoản này.
Như đã phân tích, đối với xe máy chuyên dùng, khi tham gia giao thông tốc độ tối đa không quá 40 km/h.
Như vậy, khi điều khiển xe chạy với tốc độ dưới 60 km/h, người lái xe máy chuyên dùng phải chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế để đảm bảo an toàn giao thông.
Việc đặt biển báo hạn chế tốc độ thực hiện như thế nào theo quy định của pháp luật?
Việc đặt biển báo hạn chế tốc độ được quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT như sau:
Đặt biển báo hạn chế tốc độ
1. Việc đặt biển báo hạn chế tốc độ thực hiện theo quy định của pháp luật về báo hiệu đường bộ và phải căn cứ vào điều kiện thực tế của đoạn tuyến, tuyến đường về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, về lưu lượng, chủng loại phương tiện và về thời gian trong ngày.
Đối với dự án đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo công trình đường bộ, lắp đặt đầy đủ biển báo hạn chế tốc độ trước khi đưa công trình vào sử dụng. Đối với đoạn tuyến, tuyến đường bộ đang khai thác thuộc phạm vi quản lý, cơ quan quản lý đường bộ phải chủ động, kịp thời lắp đặt biển báo hiệu đường bộ theo quy định.
2. Trên các đường nhánh ra, vào đường cao tốc, khi đặt biển báo hạn chế tốc độ, trị số tốc độ ghi trên biển không được dưới 50 km/h.
3. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều này, quyết định đặt biển báo hiệu các trường hợp dưới đây:
a) Đối với đường đôi, đặt biển báo hạn chế tốc độ riêng cho từng chiều đường;
b) Đặt biển báo hạn chế tốc độ cho một khoảng thời gian trong ngày (biển phụ, biển điện tử);
c) Đặt biển báo hạn chế tốc độ riêng đối với các loại phương tiện có nguy cơ mất an toàn giao thông cao;
d) Đặt biển báo hạn chế tốc độ có trị số lớn hơn 60 km/h (đối với đoạn đường trong khu vực đông dân cư), lớn hơn 90 km/h (đối với đoạn đường ngoài khu vực đông dân cư) cho các tuyến đường có vận tốc thiết kế lớn hơn vận tốc tối đa quy định tại Điều 6, Điều 7 Thông tư này nhưng phải đảm bảo khai thác an toàn giao thông.
...
Theo đó, việc đặt biển báo hạn chế tốc độ thực hiện theo quy định của pháp luật về báo hiệu đường bộ và phải căn cứ vào điều kiện thực tế của đoạn tuyến, tuyến đường về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, về lưu lượng, chủng loại phương tiện và về thời gian trong ngày.
Đối với dự án đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo công trình đường bộ, lắp đặt đầy đủ biển báo hạn chế tốc độ trước khi đưa công trình vào sử dụng.
Đối với đoạn tuyến, tuyến đường bộ đang khai thác thuộc phạm vi quản lý, cơ quan quản lý đường bộ phải chủ động, kịp thời lắp đặt biển báo hiệu đường bộ theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động theo yêu cầu quốc phòng, an ninh có được thuê nhà ở công vụ không?
- Nhà đầu tư có được ủy quyền cho công ty điều hành huy động vốn cho dự án dầu khí ở nước ngoài không?
- Kế hoạch tài chính 05 năm xác định các mục tiêu gì? Kế hoạch tài chính 05 năm được sử dụng để làm gì?
- Được chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất thành đất thổ cư không? Hạn mức giao đất rừng sản xuất là bao nhiêu?
- Hồ sơ đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí theo Nghị định 132?