Người điều hành tổ chức tín dụng gồm những ai? Người điều hành tổ chức tín dụng không được tăng lương, thù lao trong trường hợp nào?
Người điều hành tổ chức tín dụng gồm những ai?
Người điều hành tổ chức tín dụng được quy định tại khoản 32 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
b) Tổ chức tín dụng có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc) của công ty con;
c) Tổ chức tín dụng có quyền sửa đổi, bổ sung điều lệ của công ty con;
d) Tổ chức tín dụng và người có liên quan của tổ chức tín dụng trực tiếp hay gián tiếp kiểm soát việc thông qua nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của công ty con.
31. Người quản lý tổ chức tín dụng bao gồm Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị; Chủ tịch, thành viên Hội đồng thành viên; Tổng giám đốc (Giám đốc) và các chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng.
32. Người điều hành tổ chức tín dụng bao gồm Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng, Giám đốc chi nhánh và các chức danh tương đương theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng.
...
Như vậy, theo quy định, người điều hành tổ chức tín dụng bao gồm:
- Tổng giám đốc (Giám đốc),
- Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc),
- Kế toán trưởng,
- Giám đốc chi nhánh,
- Các chức danh tương đương theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng.
Người điều hành tổ chức tín dụng gồm những ai? (Hình từ Internet)
Người điều hành tổ chức tín dụng không được tăng lương, thù lao trong trường hợp nào?
Quyền và nghĩa vụ của người điều hành tổ chức tín dụng được quy định tại Điều 38 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 như sau:
Quyền, nghĩa vụ của người quản lý, người điều hành tổ chức tín dụng
...
4. Bảo đảm lưu trữ hồ sơ của tổ chức tín dụng để cung cấp được các số liệu phục vụ cho hoạt động quản lý, điều hành, kiểm soát mọi hoạt động của tổ chức tín dụng, hoạt động thanh tra, giám sát, kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước.
5. Am hiểu về các loại rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng.
6. Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho tổ chức tín dụng về quyền lợi của mình tại tổ chức khác, giao dịch với tổ chức, cá nhân khác có thể gây xung đột với lợi ích của tổ chức tín dụng và chỉ được tham gia vào giao dịch đó khi được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên chấp thuận.
7. Không được tạo điều kiện để bản thân hoặc người có liên quan của mình vay vốn, sử dụng các dịch vụ ngân hàng khác của tổ chức tín dụng với những điều kiện ưu đãi, thuận lợi hơn so với quy định chung của tổ chức tín dụng.
8. Không được tăng lương, thù lao hoặc yêu cầu trả thưởng khi tổ chức tín dụng bị lỗ.
9. Các nghĩa vụ khác do Điều lệ của tổ chức tín dụng quy định.
Như vậy, theo quy định, người điều hành tổ chức tín dụng không được tăng lương, thù lao khi tổ chức tín dụng bị lỗ.
Cơ quan nào có quyền tạm đình chỉ việc thực thi quyền, nghĩa vụ của người điều hành tổ chức tín dụng?
Việc tạm đình chỉ thực thi quyền, nghĩa vụ của người điều hành tổ chức tín dụng được quy định tại Điều 37 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 như sau:
Đình chỉ, tạm đình chỉ chức danh Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc)
1. Ngân hàng Nhà nước có quyền đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực thi quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch, các thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Trưởng ban, các thành viên Ban kiểm soát, người điều hành tổ chức tín dụng vi phạm quy định tại Điều 34 của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan trong quá trình thực hiện quyền, nghĩa vụ được giao; yêu cầu cơ quan có thẩm quyền miễn nhiệm, bầu, bổ nhiệm người thay thế hoặc chỉ định người thay thế nếu xét thấy cần thiết.
2. Ban kiểm soát đặc biệt có quyền đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực thi quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên; Trưởng ban, thành viên Ban kiểm soát; người điều hành của tổ chức tín dụng bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt nếu xét thấy cần thiết.
3. Người bị đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực thi quyền, nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải có trách nhiệm tham gia xử lý các tồn tại và vi phạm có liên quan đến trách nhiệm cá nhân khi có yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng hoặc Ban kiểm soát đặc biệt.
Như vậy, theo quy định, ngân hàng Nhà nước là cơ quan có quyền tạm đình chỉ việc thực thi quyền, nghĩa vụ của người điều hành tổ chức tín dụng khi vi phạm quy định tại Điều 34 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, quy định khác của pháp luật có liên quan trong quá trình thực hiện quyền, nghĩa vụ được giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?