Người đề nghị cấp CFS cho đồ chơi trẻ em xuất khẩu làm mất bản chính CFS thì có được cấp lại bản sao CFS không?

Tôi có câu hỏi thắc mắc là theo quy định hiện nay thì người đề nghị cấp CFS cho đồ chơi trẻ em xuất khẩu làm mất bản chính CFS thì có được cấp lại bản sao CFS không? Câu hỏi của anh Quang Long (Đồng Nai)

Người đề nghị cấp CFS cho đồ chơi trẻ em xuất khẩu làm mất bản chính CFS thì có được cấp lại bản sao CFS không?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 22/2010/TT-BKHCN, có quy định về cấp lại CFS như sau:

Cấp lại CFS
1. Trường hợp CFS còn thời hạn hiệu lực
Trong thời hạn hiệu lực của CFS, nếu người đề nghị cấp CFS có nhu cầu cấp lại bản sao chứng thực CFS do bản gốc CFS bị mất hoặc thất lạc hoặc bị hư hỏng, người đề nghị cấp CFS nộp đơn đề nghị cấp lại bản sao chứng thực của CFS gốc theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp bản sao chứng thực của CFS gốc theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này nếu thông tin trong hồ sơ đề nghị cấp lại CFS xác thực và hợp lệ so với thông tin trong hồ sơ cấp CFS gốc lưu tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Bản sao này mang ngày cấp và thời hạn hiệu lực của bản CFS gốc.
Trường hợp thông tin trong hồ sơ đề nghị cấp lại CFS có nội dung mâu thuẫn, không thống nhất với thông tin trong hồ sơ cấp CFS gốc, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ra thông báo bằng văn bản về việc từ chối cấp lại bản sao có chứng thực của CFS gốc.
2. Trường hợp CFS đã cấp hết thời hạn hiệu lực
Khi CFS đã cấp hết thời hạn hiệu lực, nếu có nhu cầu cấp lại CFS, người đề nghị cấp CFS thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư này.

Như vậy, theo quy định trên thì người đề nghị cấp CFS cho đồ chơi trẻ em xuất khẩu làm mất bản chính CFS nếu còn thời hạn hiệu lực, khi có nhu cầu cấp lại bản sao chứng thực CFS thì người đề nghị cấp CFS nộp đơn đề nghị cấp lại bản sao chứng thực của CFS gốc theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

Đồ chơi trẻ em

Đồ chơi trẻ em (Hình từ Internet)

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp lại CFS bị mất?

Cũng tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 22/2010/TT-BKHCN, có quy định về cấp lại CFS như sau:

Cấp lại CFS
1. Trường hợp CFS còn thời hạn hiệu lực
...
Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp bản sao chứng thực của CFS gốc theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này nếu thông tin trong hồ sơ đề nghị cấp lại CFS xác thực và hợp lệ so với thông tin trong hồ sơ cấp CFS gốc lưu tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Bản sao này mang ngày cấp và thời hạn hiệu lực của bản CFS gốc.
Trường hợp thông tin trong hồ sơ đề nghị cấp lại CFS có nội dung mâu thuẫn, không thống nhất với thông tin trong hồ sơ cấp CFS gốc, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ra thông báo bằng văn bản về việc từ chối cấp lại bản sao có chứng thực của CFS gốc.

Như vậy, theo quy định trên thì Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp bản sao chứng thực của CFS gốc theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này nếu thông tin trong hồ sơ đề nghị cấp lại CFS xác thực và hợp lệ so với thông tin trong hồ sơ cấp CFS gốc lưu tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Bản sao này mang ngày cấp và thời hạn hiệu lực của bản CFS gốc.

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có những trách nhiệm gì về việc cấp và kiểm tra giấy chứng nhận lưu hành của đồ chơi trẻ em xuất khẩu?

Căn cứ tại Điều 9 Thông tư 22/2010/TT-BKHCN, có quy định về trách nhiệm Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chât lượng như sau:

Trách nhiệm Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
1. Tổ chức thực hiện việc tuyên truyền, hướng dẫn quản lý hoạt động cấp CFS cho sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và kiểm tra CFS của hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Thông tư này và các quy định khác có liên quan.
2. Tiếp nhận, thẩm xét hồ sơ và cấp, cấp lại CFS đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu theo quy định tại Thông tư này.
3. Thu hồi CFS đã cấp theo quy định tại Điều 14 Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg.
4. Hướng dẫn nghiệp vụ kiểm tra CFS cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có liên quan đến việc kiểm tra CFS theo quy định tại Thông tư này.
5. Định kỳ hằng năm và đột xuất khi có yêu cầu, báo cáo gửi Bộ Khoa học và Công nghệ về tình hình cấp, cấp lại và kiểm tra CFS của các sản phẩm, hàng hóa.

Như vậy, theo quy định trên thì Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có những trách nhiệm về việc cấp và kiểm tra giấy chứng nhận lưu hành của đồ chơi trẻ em xuất khẩu như sau:

- Tổ chức thực hiện việc tuyên truyền, hướng dẫn quản lý hoạt động cấp CFS đồ chơi trẻ em xuất theo quy định tại Thông tư này và các quy định khác có liên quan;

- Tiếp nhận, thẩm xét hồ sơ và cấp, cấp lại CFS đối với đồ chơi trẻ em xuất khẩu theo quy định tại Thông tư này;

- Thu hồi CFS đã cấp theo quy định;

- Hướng dẫn nghiệp vụ kiểm tra CFS cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có liên quan đến việc kiểm tra CFS theo quy định tại Thông tư này;

- Định kỳ hằng năm và đột xuất khi có yêu cầu, báo cáo gửi Bộ Khoa học và Công nghệ về tình hình cấp, cấp lại và kiểm tra CFS của đồ chơi trẻ em.

Đồ chơi trẻ em
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Buôn bán đồ chơi trẻ em nguy hiểm sẽ bị xử phạt ra sao?
Pháp luật
Đồ chơi trẻ em mới 100% mới được phép nhập khẩu vào Việt Nam? Tổ chức nhập khẩu đồ chơi trẻ em sau khi được chứng nhận hợp quy phải làm gì?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-1:2017 về các yêu cầu an toàn liên quan đến tính chất cơ lý đối với đồ chơi trẻ em thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-6:2015 về an toàn đồ chơi trẻ em - một số este phtalat trong đồ chơi và sản phẩm dành cho trẻ em thế nào?
Pháp luật
Lựa chọn thiết bị đồ chơi mầm non không có trong danh mục thiết bị dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Kinh doanh đồ chơi trẻ em không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào đối với cá nhân?
Pháp luật
Kinh doanh đồ chơi trẻ em có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ sẽ bị phạt 50.000.000 đồng đúng không?
Pháp luật
Kinh doanh đồ chơi trẻ em nguy hiểm bị phạt bao nhiêu tiền? Những loại đồ chơi trẻ em nào được xác định là đồ chơi nguy hiểm?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-2:2017 về an toàn đồ chơi trẻ em - Tính cháy như thế nào? Quy định chung ra sao?
Pháp luật
Để thử mức độ thôi nhiễm của một số nguyên tố độc hại đối với đồ chơi trẻ em thì cần lựa chọn mẫu thử như thế nào?
Pháp luật
Quy chuẩn Quốc gia QCVN 3:2019/BKHCN về an toàn đồ chơi trẻ em như thế nào? Phạm vi và đối tượng điều chỉnh của Quy chuẩn ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đồ chơi trẻ em
606 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đồ chơi trẻ em

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đồ chơi trẻ em

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào