Người đang chấp hành biện pháp cai nghiện bắt buộc được giải quyết chế độ chịu tang theo trình tự nào?
Người đang chấp hành biện pháp cai nghiện bắt buộc được về chịu tang ai?
Người đang chấp hành biện pháp cai nghiện bắt buộc được về chịu tang những người được quy định tại khoản 1 Điều 70 Nghị định 116/2021/NĐ-CP như sau:
Chế độ chịu tang
1. Khi bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con chết thì người cai nghiện được phép về để chịu tang. Thời gian về chịu tang tối đa là 05 ngày, không bao gồm thời gian đi đường và được tính vào thời hạn chấp hành quyết định.
...
Theo quy định trên, khi bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con chết thì người cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc được phép về để chịu tang.
Và thời hạn chịu tang của người đang chấp hành biện pháp cai nghiện bắt buộc tối đa là 05 ngày, không bao gồm thời gian đi đường và được tính vào thời hạn chấp hành quyết định.
Người đang chấp hành biện pháp cai nghiện bắt buộc được giải quyết chế độ chịu tang theo trình tự nào? (Hình từ Internet)
Người đang chấp hành biện pháp cai nghiện bắt buộc được giải quyết chế độ chịu tang theo trình tự nào?
Việc giải quyết chế độ chịu tang cho người đang chấp hành biện pháp cai nghiện bắt buộc được thực hiện theo trình tự được quy định tại khoản 2 Điều 70 Nghị định 116/2021/NĐ-CP như sau:
Chế độ chịu tang
...
2. Trình tự thủ tục giải quyết chế độ chịu tang:
a) Gia đình người cai nghiện làm đơn đề nghị cho người cai nghiện về chịu tang, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người cai nghiện cư trú gửi Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc. Nội dung đơn phải bao gồm các nội dung: họ tên, số căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân, nơi cư trú, mối quan hệ với người cai nghiện, thời gian đề nghị cho người cai nghiện được về chịu tang và cam kết quản lý, giám sát không để người cai nghiện sử dụng ma túy trái phép hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác trong thời gian về chịu tang theo Mẫu số 48 Phụ lục II Nghị định này.
b) Trong thời hạn 01 ngày kể từ khi nhận đơn theo quy định tại Khoản 1 Điều này, Giám đốc cơ sở cai nghiện có trách nhiệm xem xét, quyết định việc cho người cai nghiện về chịu tang.
Quyết định cho phép về chịu tang phải gồm các nội dung: họ tên, thời gian được về chịu tang; trách nhiệm của gia đình trong việc đón, đưa trả về cơ sở cai nghiện, quản lý người cai nghiện trong thời gian về chịu tang. Quyết định được gửi cho gia đình người cai nghiện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để phối hợp quản lý và lưu trong hồ sơ người cai nghiện theo Mẫu số 49 Phụ lục II Nghị định này.
3. Gia đình người cai nghiện có trách nhiệm đón người cai nghiện về và bàn giao người cai nghiện lại cho cơ sở cai nghiện bắt buộc khi hết thời gian chịu tang, mọi chi phí đưa, đón người cai nghiện do gia đình người cai nghiện chi trả. Việc giao và nhận người cai nghiện giữa cơ sở cai nghiện bắt buộc với gia đình phải được lập thành biên bản, lưu hồ sơ của người cai nghiện.
4. Cơ sở cai nghiện phải kiểm tra sức khỏe, tình trạng sử dụng ma túy khi tiếp nhận người cai nghiện. Trường hợp quá thời hạn được nghỉ chịu tang mà người cai nghiện không trở lại cơ sở cai nghiện bắt buộc thì Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc ra quyết định truy tìm theo quy định của pháp luật.
Như vậy, gia đình người cai nghiện làm đơn đề nghị cho người cai nghiện về chịu tang, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người cai nghiện cư trú gửi Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Nội dung đơn phải bao gồm các nội dung: họ tên, số căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân, nơi cư trú, mối quan hệ với người cai nghiện, thời gian đề nghị cho người cai nghiện được về chịu tang và cam kết quản lý, giám sát không để người cai nghiện sử dụng ma túy trái phép hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác trong thời gian về chịu tang theo Mẫu số 48 Phụ lục II Nghị định này.
Trong thời hạn 01 ngày kể từ khi nhận đơn theo quy định tại khoản 1 Điều này, Giám đốc cơ sở cai nghiện có trách nhiệm xem xét, quyết định việc cho người cai nghiện về chịu tang.
Gia đình người cai nghiện có trách nhiệm đón người cai nghiện về và bàn giao người cai nghiện lại cho cơ sở cai nghiện bắt buộc khi hết thời gian chịu tang, mọi chi phí đưa, đón người cai nghiện do gia đình người cai nghiện chi trả.
Cơ sở cai nghiện phải kiểm tra sức khỏe, tình trạng sử dụng ma túy khi tiếp nhận người cai nghiện.
Trường hợp quá thời hạn được nghỉ chịu tang mà người cai nghiện không trở lại cơ sở cai nghiện bắt buộc thì Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc ra quyết định truy tìm theo quy định của pháp luật.
Mẫu đơn đề nghị cho phép người đang chấp hành biện pháp cai nghiện bắt buộc về chịu tang mới nhất?
Theo Mẫu số 48 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 116/2021/NĐ-CP thì mẫu đơn đề nghị cho phép người đang chấp hành biện pháp cai nghiện bắt buộc về chịu tang mới nhất hiện nay có dạng như sau:
Tải mẫu đơn đề nghị cho phép người đang chấp hành biện pháp cai nghiện bắt buộc về chịu tang mới nhất tại đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạch toán chiết khấu thương mại theo Thông tư 200 thế nào? Hướng dẫn hạch toán chiết khấu thương mại?
- Tết Tây 2025 là ngày mấy? Tết Tây là tết gì? Tết Tây 2025 nhằm ngày mấy âm lịch? Tết Tây 2025 là thứ mấy?
- Mẫu lời chúc Tết Dương lịch của thầy cô giáo gửi phụ huynh, học sinh hay và ý nghĩa? Giáo viên có được nghỉ Tết Dương lịch không?
- Tháng Chạp là tháng gì? Tháng Chạp âm lịch gọi là gì? Tháng Chạp là tháng mấy Dương lịch 2025?
- Hướng dẫn kê khai bổ sung thuế GTGT theo Nghị định 126? Thời hạn nộp thuế trong trường hợp khai bổ sung?