Người dân tộc thiểu số được cử đi học theo chế độ cử tuyển sau khi tốt nghiệp được xét tuyển và bố trí việc làm thế nào?
- Người dân tộc thiểu số được cử đi học theo chế độ cử tuyển sau khi tốt nghiệp được xét tuyển và bố trí việc làm thế nào?
- Trường hợp không chấp hành việc xét tuyển và bố trí việc làm sau khi tốt nghiệp thì người học có phải trả lại học bổng, chi phí đào tạo hay không?
- Chi phí bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo được tính thế nào?
Người dân tộc thiểu số được cử đi học theo chế độ cử tuyển sau khi tốt nghiệp được xét tuyển và bố trí việc làm thế nào?
Việc xét tuyển và bố trí việc làm đối với người dân tộc thiểu số được cử đi học theo chế độ cử tuyển sau khi tốt nghiệp thì căn cứ theo Điều 12 Nghị định 141/2020/NĐ-CP thực hiện như sau:
(1) Hằng năm, các cơ sở giáo dục gửi danh sách, bàn giao hồ sơ và bằng tốt nghiệp của người học theo chế độ cử tuyển đã tốt nghiệp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
(2) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, số lượng người làm việc và số biên chế công chức được giao đối với vị trí việc làm là cán bộ, công chức; căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, số lượng người làm việc được giao, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập đối với vị trí việc làm là viên chức và căn cứ vào hồ sơ người học theo chế độ cử tuyển đã tốt nghiệp để xây dựng kế hoạch xét tuyển vào công chức, viên chức đối với người học theo chế độ cử tuyển.
(3) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo việc tổ chức xét tuyển và bố trí việc làm đối với người học theo chế độ cử tuyển sau khi tốt nghiệp theo quy định của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức hoặc gửi hồ sơ tới các đơn vị, tổ chức khác có nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ đào tạo chuyên môn phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm.
(4) Thời gian người học theo chế độ cử tuyển chờ xét tuyển và bố trí việc làm tối đa là 12 tháng, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ để xét tuyển.
Người dân tộc thiểu số được cử đi học theo chế độ cử tuyển sau khi tốt nghiệp được xét tuyển và bố trí việc làm thế nào? (hình từ Internet)
Trường hợp không chấp hành việc xét tuyển và bố trí việc làm sau khi tốt nghiệp thì người học có phải trả lại học bổng, chi phí đào tạo hay không?
Về vấn đề này thì tại Điều 13 Nghị định 141/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Trường hợp phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo
Người học theo chế độ cử tuyển thuộc một trong các trường hợp sau đây thì phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo:
1. Người tự thôi học hoặc bị kỷ luật buộc thôi học, trừ các trường hợp tự thôi học do bất khả kháng.
2. Người không chấp hành việc xét tuyển và bố trí việc làm sau khi tốt nghiệp theo cam kết.
3. Người có thời gian làm việc sau tốt nghiệp theo vị trí việc làm do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh điều động ít hơn hai lần thời gian dược hưởng học bổng và chi phí đào tạo.
4. Người bị kỷ luật thôi việc trong thời gian đang chấp hành nghĩa vụ làm việc theo sự điều động.
Theo đó trường hợp người học không chấp hành việc xét tuyển và bố trí việc làm sau khi tốt nghiệp theo cam kết sẽ phải trả lại hay nói cách khác là phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo được nhận theo chế độ cử tuyển.
Chi phí bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo được tính thế nào?
Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 141/2021/NĐ-CP có hướng dẫn cách tính chi phí hồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo theo chế độ cử tuyển như sau:
(1) Chi phí bồi hoàn bao gồm: học bổng và các khoản chi phí đào tạo đã được ngân sách nhà nước cấp cho người học theo chế độ cử tuyển.
(2) Cách tính chi phí bồi hoàn
- Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 13 Nghị định này, cách tính chi phí bồi hoàn được tính theo công thức sau:
S = (HB+CF) x N
Trong đó: S là chi phí bồi hoàn; HB là học bổng người học được hưởng trong một tháng; CF là chi phí đào tạo người học trong một tháng; N là thời gian người học đã học theo chế độ cử tuyển được tính bằng số tháng làm tròn;
- Đối với trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 13 Nghị định này, cách tính chi phí bồi hoàn được tính theo công thức sau:
S = (T - t)/T x (HB+CF) x N
Trong đó: T là số tháng người cử tuyển phải chấp hành nghĩa vụ làm việc theo sự điều động; t là số tháng người cử tuyển đã làm việc theo sự điều động; các ký hiệu: S, HB, CF và N xác định theo quy định tại điểm a khoản này.
Như vậy đối với trường hợp không chấp hành việc xét tuyển và bố trí việc làm sau khi tốt nghiệp thì chi phí bồi hoàn sẽ được tính theo cống thức: S = (HB+CF) x N.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?