Người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo tại vùng biên giới học trường trung cấp nghề cần chuẩn bị giấy tờ gì để được cấp chính sách nội trú?
- Người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo tại vùng biên giới học trường trung cấp nghề có thuộc đối tượng được hưởng chính sách nội trú không?
- Nguồn kinh phí thực hiện chính sách nội trú dành cho người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo tại vùng biên giới học trường trung cấp nghề được lấy từ đâu?
- Người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo tại vùng biên giới học trường trung cấp nghề cần chuẩn bị giấy tờ gì để được cấp chính sách nội trú?
Người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo tại vùng biên giới học trường trung cấp nghề có thuộc đối tượng được hưởng chính sách nội trú không?
Căn cứ Điều 2 Quyết định 53/2015/QĐ-TTg quy định như sau:
Đối tượng được hưởng chính sách nội trú
Đối tượng được hưởng chính sách nội trú khi tham gia chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm:
1. Người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật;
2. Người tốt nghiệp trường phổ thông dân tộc nội trú;
3. Người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc là người khuyết tật có hộ khẩu thường trú tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo.
Theo đó, đối tượng được hưởng chính sách nội trú khi tham gia chương trình đào tạo trình độ trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được quy định cụ thể trên. Trong đó có người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo tại vùng biên giới học trường trung cấp nghề.
Nguồn kinh phí thực hiện chính sách nội trú dành cho người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo tại vùng biên giới học trường trung cấp nghề được lấy từ đâu?
Tại Điều 6 Quyết định 53/2015/QĐ-TTg quy định về nguồn kinh phí như sau:
Nguồn kinh phí
1. Kinh phí thực hiện các chính sách quy định tại Quyết định này được cân đối trong dự toán chi ngân sách nhà nước của lĩnh vực giáo dục, đào tạo hằng năm theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.
2. Ngân sách Trung ương sẽ hỗ trợ cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách để thực hiện chính sách quy định tại Quyết định này.
Như vậy, nguồn kinh phí thực hiện chính sách nội trú dành cho người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo tại vùng biên giới học trường trung cấp nghề được cân đối trong dự toán chi ngân sách nhà nước của lĩnh vực giáo dục, đào tạo hằng năm theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.
Ngân sách Trung ương sẽ hỗ trợ cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách để thực hiện chính sách quy định tại Quyết định này.
Người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo (Hình từ Internet)
Người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo tại vùng biên giới học trường trung cấp nghề cần chuẩn bị giấy tờ gì để được cấp chính sách nội trú?
Căn cứ theo điểm đ khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 12/2016/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BTC quy định về trình tự và hồ sơ cấp chính sách nội trú như sau:
Trình tự và hồ sơ cấp chính sách nội trú
...
2. Hồ sơ cấp chính sách nội trú, 01 bộ bao gồm:
...
đ) Đối với học sinh, sinh viên người Kinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo có hộ khẩu thường trú tại vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo ngoài các giấy tờ quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này phải bổ sung giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp (Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao có mang bản chính để đối chiếu) và sổ hộ khẩu (Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao có mang bản chính để đối chiếu);
Theo đó, hồ sơ cấp chính sách nội trú đối với người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo tại vùng biên giới học trường trung cấp nghề gồm:
- Đơn đề nghị cấp chính sách nội trú:
Đối với học sinh, sinh viên học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
Đối với học sinh, sinh viên học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
Ngoài ra, phải bổ sung giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp (Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao có mang bản chính để đối chiếu) và sổ hộ khẩu (Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao có mang bản chính để đối chiếu).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc xây dựng bảng giá đất lần đầu để công bố và áp dụng từ ngày tháng năm nào theo Nghị định 71?
- Hương ước quy ước được thể hiện dưới hình thức nào? Hương ước quy ước thông qua khi nào theo quy định?
- Nhà thầu có được hưởng ưu đãi khi sử dụng số lượng lao động là người dân tộc thiểu số từ 25% trở lên hay không?
- Công ty không có nội quy lao động thì có bị xử phạt hay không theo quy định của Bộ luật Lao động?
- Có được giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cho trường hợp chết của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không?