Người dân có thể tự ý thay đèn chiếu sáng tại công viên công cộng vì thấy ánh sáng đèn chiếu sáng trong công viên chưa đủ sáng hay không?
Bảo vệ đèn chiếu sáng tại công viên công cộng là trách nhiệm của ai?
Theo khoản 3 Điều 2 Nghị định 79/2009/NĐ-CP thì hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị bao gồm chiếu sáng các công trình giao thông, chiếu sáng không gian công cộng trong đô thị.
Việc bảo vệ hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị được quy định tại Điều 6 Nghị định 79/2009/NĐ-CP như sau:
Bảo vệ hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị
1. Đơn vị quản lý, vận hành có trách nhiệm bảo vệ tài sản của hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị (nguồn sáng, thiết bị chiếu sáng, đường dây, cột điện, tủ điện, hệ thống điều khiển và các thiết bị điện khác) trên địa bàn được giao.
2. Mọi tổ chức và cá nhân có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và báo cho cơ quan có thẩm quyền các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ, sử dụng hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị.
Theo quy định trên, đơn vị quản lý, vận hành có trách nhiệm bảo vệ tài sản của hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị, có bao gồm đèn chiếu sáng tại công viên (thiết bị chiếu sáng) trên địa bàn được giao.
Bên cạnh đó, mọi tổ chức và cá nhân có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ hệ thống chiếu sáng công cộng và kịp thời phát hiện, ngăn chặn và báo cho cơ quan có thẩm quyền các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ, sử dụng hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị.
Người dân có thể tự ý thay đèn chiếu sáng tại công viên công cộng vì thấy ánh sáng đèn chiếu sáng trong công viên chưa đủ sáng hay không? (Hình từ Internet)
Người dân có thể tự ý thay đèn chiếu sáng tại công viên công cộng vì thấy ánh sáng đèn chiếu sáng trong công viên chưa đủ sáng hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 12 Điều 3 Luật Quy hoạch đô thị 2009 có quy định về kiến trúc đô thị như sau:
Giải thích từ ngữ
...
12. Kiến trúc đô thị là tổ hợp các vật thể trong đô thị, bao gồm các công trình kiến trúc, kỹ thuật, nghệ thuật, quảng cáo mà sự tồn tại, hình ảnh, kiểu dáng của chúng chi phối hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị.
...
Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 58 Luật Quy hoạch đô thị 2009 còn quy định về nguyên tắc quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, cụ thể như sau:
Nguyên tắc quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị
...
2. Việc xây mới, cải tạo, chỉnh trang, sửa chữa và phá bỏ vật thể kiến trúc, cây xanh trong khu vực công cộng, khuôn viên công trình và nhà ở có ảnh hưởng đến không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị phải xin phép cơ quan quản lý có thẩm quyền.
...
Theo quy định thì hành vi sửa chữa vật thể kiến trúc, trong đó có các công trình kỹ thuật trong khu vực công cộng có ảnh hưởng đến không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị thì phải xin phép cơ quan quản lý có thẩm quyền.
Do đó, hành vi tự ý sửa chữa đèn chiếu sáng (công trình kỹ thuật) tại công viên không được pháp luật cho phép và phải xin phép cơ quan quản lý có thẩm quyền.
Như vậy, người dân không được tự ý thay thế, sữa chữa đèn chiếu sáng tại công viên mà phải xin phép cơ quan có thẩm quyền.
Đơn vị quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị có những quyền nào?
Quyền của đơn vị quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị được quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 79/2009/NĐ-CP như sau:
Quyền và trách nhiệm đơn vị quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị
1. Quyền của đơn vị quản lý, vận hành:
a) Được thanh toán đúng và đủ các chi phí theo quy định trong hợp đồng;
b) Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn có liên quan đến chiếu sáng công cộng đô thị;
c) Được quyền tham gia ý kiến vào việc lập quy hoạch chiếu sáng đô thị trên địa bàn được giao quản lý; tham gia nghiên cứu khoa học; thực hiện các dịch vụ về tư vấn, thiết kế, xây dựng chiếu sáng đô thị; nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới trong chiếu sáng công cộng, trong quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị.
...
Như vậy, đơn vị quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị có những quyền sau:
+ Được thanh toán đúng và đủ các chi phí theo quy định trong hợp đồng.
+ Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn có liên quan đến chiếu sáng công cộng đô thị.
+ Được quyền tham gia ý kiến vào việc lập quy hoạch chiếu sáng đô thị trên địa bàn được giao quản lý; tham gia nghiên cứu khoa học; thực hiện các dịch vụ về tư vấn, thiết kế, xây dựng chiếu sáng đô thị; nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới trong chiếu sáng công cộng, trong quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quyết định cấp lại thẻ đảng viên bị mất cho cá nhân đảng viên như thế nào? Tải ở đâu? Thủ tục cấp lại thẻ đảng viên bị mất?
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?