Người dân có thể đến đâu để yêu cầu cung cấp thông tin trong Bộ Quốc phòng? Trách nhiệm của người tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin là gì?
Người dân có thể đến đâu để yêu cầu cung cấp thông tin trong Bộ Quốc phòng?
Căn cứ theo quy định tai Điều 5 Thông tư 64/2018/TT-BQP về địa điểm tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin như sau:
Địa điểm tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin
1. Trụ sở tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân, nơi tiếp công dân của các cơ quan, đơn vị là nơi tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin của công dân đối với cơ quan, đơn vị mình. Riêng Trụ sở tiếp công dân Bộ Quốc phòng tại Hà Nội là nơi tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin của công dân và thực hiện cung cấp thông tin của Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị, Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Thanh tra Bộ Quốc phòng và các cục trực thuộc Bộ Quốc phòng.
2. Người tiếp công dân của trụ sở tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân, nơi tiếp công dân của cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin của công dân.
Như vậy, theo quy định trên thì người dân có thể thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin của Bộ Quốc phòng tại các trụ sở tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân, nơi tiếp công dân của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng.
Riêng Trụ sở tiếp công dân Bộ Quốc phòng tại Hà Nội là nơi tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin của công dân và thực hiện cung cấp thông tin của Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị, Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Thanh tra Bộ Quốc phòng và các cục trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Người dân có thể đến đâu để yêu cầu cung cấp thông tin của Bộ Quốc phòng? Trách nhiệm của người tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin ra sao? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của người tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin trong Bộ Quốc phòng ra sao?
Trách nhiệm của người tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin trong Bộ Quốc phòng được quy định tại Điều 9 Thông tư 64/2018/BQP như sau:
Trách nhiệm của người tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin
1. Tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin.
2. Giải thích, hướng dẫn, thông báo cho công dân thực hiện quyền tiếp cận thông tin theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, hỗ trợ người yêu cầu xác định rõ hồ sơ, tài liệu, tên văn bản có chứa thông tin cần tìm kiếm để điền đầy đủ, chính xác vào Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin.
3. Hướng dẫn, giúp đỡ người yêu cầu cung cấp thông tin trong việc điền Phiếu, ký Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin theo mẫu phiếu sử dụng trong cung cấp thông tin theo yêu cầu tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 13/2018/NĐ-CP ngày 23/01/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật tiếp cận thông tin (sau đây viết gọn là Nghị định số 13/2018/NĐ-CP). Hướng dẫn người yêu cầu đến cơ quan, đơn vị có trách nhiệm cung cấp thông tin khi thông tin không thuộc trách nhiệm cung cấp của cơ quan, đơn vị mình.
4. Gửi Phiếu yêu cầu đến cơ quan, đơn vị đầu mối cung cấp thông tin.
Như vậy, theo quy định trên thì người tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin trong Bộ Quốc phòng có các trách nhiệm sau:
- Tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin;
- Giải thích, hướng dẫn, thông báo cho công dân thực hiện quyền tiếp cận thông tin;
- Hướng dẫn, hỗ trợ người yêu cầu xác định rõ hồ sơ, tài liệu, tên văn bản có chứa thông tin cần tìm kiếm để điền đầy đủ, chính xác vào Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin;
- Hướng dẫn, giúp đỡ người yêu cầu cung cấp thông tin trong việc điền Phiếu, ký Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin theo mẫu phiếu sử dụng trong cung cấp thông tin;
- Hướng dẫn người yêu cầu đến cơ quan, đơn vị có trách nhiệm cung cấp thông tin khi thông tin không thuộc trách nhiệm cung cấp của cơ quan, đơn vị mình;
- Gửi Phiếu yêu cầu đến cơ quan, đơn vị đầu mối cung cấp thông tin.
Người làm nhiệm vụ cung cấp thông tin trong Bộ Quốc phòng có những trách nhiệm gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Thông tư 64/2018/TT-BQP, người làm nhiệm vụ cung cấp thông tin trong Bộ Quốc phòng có những trách nhiệm sau:
- Tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin, vào Sổ theo dõi cung cấp thông tin theo yêu cầu và báo cáo Thủ trưởng cấp mình theo quy định.
- Cung cấp thông tin cho công dân theo đúng hình thức, trình tự, thủ tục, thời hạn quy định tại Chương III Luật Tiếp cận thông tin 2016, Nghị định 13/2018/NĐ-CP và các văn bản liên quan; chịu trách nhiệm về tính xác thực của thông tin do mình cung cấp.
- Khi nhận được yêu cầu cung cấp thông tin hợp lệ, thông báo về thời hạn, địa điểm, hình thức cung cấp thông tin; chi phí thực tế để in, sao, chụp, gửi thông tin qua dịch vụ bưu chính, fax (nếu có) và phương thức, thời hạn thanh toán theo mẫu phiếu sử dụng trong cung cấp thông tin theo yêu cầu tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 13/2018/NĐ-CP.
- Nghiên cứu và phân tích các quy định về cung cấp thông tin để đề xuất, kiến nghị về các vấn đề phát sinh trong quá trình giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin cho công dân; xây dựng báo cáo về tình hình cung cấp thông tin của cơ quan, đơn vị mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?
- Tổng hợp cách tra cứu phạt nguội toàn quốc 2025 nhanh chóng? Cách kiểm tra phạt nguội online toàn quốc chi tiết thế nào?
- Bản tự đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025? Viết bản tự xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kì 1?