Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng phải là ai? Khi thay đổi người đại diện theo pháp luật có phải thông báo không?
Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng phải là ai?
Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng được quy định tại Điều 11 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 cụ thể như sau:
Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng được quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng và phải là một trong những người sau đây:
- Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng;
- Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng.
Lưu ý: Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng phải cư trú tại Việt Nam, trường hợp vắng mặt ở Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác là người quản lý, người điều hành tổ chức tín dụng đang cư trú tại Việt Nam để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng.
Ngoài ra, Điều lệ của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn phải có các nội dung chủ yếu được quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật Các tổ chức tín dụng 2024, cụ thể sau đây:
- Tên, địa điểm đặt trụ sở chính;
- Nội dung hoạt động;
- Thời hạn hoạt động;
- Vốn điều lệ, phương thức góp vốn, tăng, giảm vốn điều lệ;
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát và quyền, nghĩa vụ của Tổng giám đốc (Giám đốc);
- Thể thức bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát và Tổng giám đốc (Giám đốc);
- Tên, địa chỉ trụ sở chính, quốc tịch của chủ sở hữu, thành viên góp vốn đối với tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn;
- Quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu, thành viên góp vốn đối với tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn; quyền, nghĩa vụ của cổ đông đối với tổ chức tín dụng là công ty cổ phần;
- Người đại diện theo pháp luật;
- Các nguyên tắc tài chính, kế toán, kiểm soát và kiểm toán nội bộ;
- Thể thức thông qua quyết định của tổ chức tín dụng; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
- Căn cứ, phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho người quản lý, người điều hành, thành viên Ban kiểm soát;
- Các trường hợp, thủ tục giải thể;
- Thủ tục sửa đổi, bổ sung Điều lệ.
Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng phải là ai? Khi thay đổi người đại diện theo pháp luật có phải thông báo không? (Hình từ Internet)
Khi thay đổi người đại diện theo pháp luật tổ chức tín dụng có phải thông báo không?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 thì:
Tổ chức tín dụng phải thông báo cho Ngân hàng Nhà nước về người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày bầu, bổ nhiệm chức danh đảm nhiệm người đại diện theo pháp luật theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng hoặc thay đổi người đại diện theo pháp luật. Ngân hàng Nhà nước thông báo người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng cho cơ quan đăng ký kinh doanh để cập nhật vào hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã.
Như vậy, tổ chức tín dụng phải thông báo cho Ngân hàng Nhà nước về người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thay đổi người đại diện theo pháp luật.
Ngân hàng Nhà nước thông báo người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng cho cơ quan đăng ký kinh doanh để cập nhật vào hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã.
Tổ chức tín dụng phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận trước khi thực hiện thủ tục thay đổi nội dung nào?
Những thay đổi phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận được quy định tại Điều 37 Luật Các tổ chức tín dụng 2024, cụ thể như sau:
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện thủ tục thay đổi một trong những nội dung sau đây:
(1) Tên, địa điểm đặt trụ sở chính của tổ chức tín dụng; tên, địa điểm đặt trụ sở của chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
(2) Mức vốn điều lệ, mức vốn được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;
(3) Địa điểm đặt trụ sở chi nhánh của tổ chức tín dụng;
(4) Nội dung, thời hạn hoạt động;
(5) Mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp của chủ sở hữu; mua, bán, chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên góp vốn; mua, nhận chuyển nhượng cổ phần dẫn đến trở thành cổ đông lớn.
Chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông, người mua, nhận chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp của tổ chức tín dụng có trách nhiệm phối hợp với tổ chức tín dụng thực hiện thủ tục xin chấp thuận đối với nội dung quy định tại điểm này.
Trường hợp mua, bán, nhận chuyển nhượng, chuyển nhượng phần vốn góp của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn, bên mua, nhận chuyển nhượng phải đáp ứng điều kiện đối với chủ sở hữu, thành viên góp vốn quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 29 và khoản 2 Điều 78 Luật Các tổ chức tín dụng 2024; thành viên góp vốn phải tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều 77 Luật Các tổ chức tín dụng 2024;
(6) Tạm ngừng giao dịch từ 05 ngày làm việc trở lên, trừ trường hợp tạm ngừng giao dịch do sự kiện bất khả kháng;
(7) Niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thực phẩm chức năng lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường cần yêu cầu gì? Cửa hàng kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm điều kiện gì?
- Thông tư 01/2025/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội ra sao?
- Mẫu biên bản bầu các chức danh Ban sáng lập quỹ từ thiện mới nhất là mẫu nào Theo Nghị định 136?
- Bán quyền khai thác khoáng sản trong cùng một địa bàn có thuộc đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp hay không?
- Đối với thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm thì thành viên ngoài nhà trường bắt buộc phải là các giáo viên?