Người đại diện tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước muốn được đánh giá ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì cần đáp ứng những tiêu chí nào?
- Căn cứ và thời điểm đánh giá người đại diện tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước được quy định như thế nào?
- Việc đánh giá người đại diện tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước bao gồm những nội dung gì?
- Người đại diện tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước muốn được đánh giá ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì cần đáp ứng những tiêu chí nào?
Căn cứ và thời điểm đánh giá người đại diện tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 43 Quy chế đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người lao động, người quản lý, người đại diện thuộc Ngân hàng Nhà nước quản lý ban hành kèm theo Quyết định 2599/QĐ-NHNN năm 2015 quy định về căn cứ đánh giá đối với người đại diện như sau:
Căn cứ đánh giá
Căn cứ đánh giá người đại diện bao gồm:
1. Quyền, trách nhiệm của người đại diện theo quy định của pháp luật;
2. Chương trình, kế hoạch công tác năm đã được chủ sở hữu phê duyệt.
Đồng thời, căn cứ Điều 44 Quy chế đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người lao động, người quản lý, người đại diện thuộc Ngân hàng Nhà nước quản lý ban hành kèm theo Quyết định 2599/QĐ-NHNN năm 2015 quy định về thời điểm đánh giá và gửi báo cáo đánh giá như sau:
Thời điểm đánh giá và gửi báo cáo đánh giá
Việc đánh giá người đại diện được thực hiện hàng năm ngay sau khi đơn vị công khai báo cáo tài chính năm theo quy định và gửi báo cáo Thống đốc (qua Vụ Tổ chức cán bộ) trước ngày 31 tháng 5 của năm sau liền kề năm đánh giá kèm theo hồ sơ, tài liệu liên quan.
Như vậy, theo quy định thì căn cứ đánh giá đối với người đại diện bao gồm:
(1) Quyền, trách nhiệm của người đại diện theo quy định của pháp luật;
(2) Chương trình, kế hoạch công tác năm đã được chủ sở hữu phê duyệt.
Việc đánh giá người đại diện được thực hiện hàng năm ngay sau khi đơn vị công khai báo cáo tài chính năm theo quy định và gửi báo cáo Thống đốc trước ngày 31 tháng 5 của năm sau liền kề năm đánh giá kèm theo hồ sơ, tài liệu liên quan.
Căn cứ và thời điểm đánh giá người đại diện tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc đánh giá người đại diện tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ Điều 46 Quy chế đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người lao động, người quản lý, người đại diện thuộc Ngân hàng Nhà nước quản lý ban hành kèm theo Quyết định 2599/QĐ-NHNN năm 2015 quy định về nội dung đánh giá như sau:
Nội dung đánh giá
1. Kết quả thực hiện nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch năm hoặc nhiệm kỳ được chủ sở hữu phê duyệt gồm:
a) Kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị;
b) Việc chấp hành, tuân thủ của người đại diện đối với chủ trương, nghị quyết và sự chỉ đạo của chủ sở hữu.
2. Việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; nội quy, quy chế của đơn vị.
3. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc.
Như vậy, theo quy định thì nội dung đánh giá đối với người đại diện bao gồm:
(1) Kết quả thực hiện nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch năm hoặc nhiệm kỳ được chủ sở hữu phê duyệt gồm:
- Kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị;
- Việc chấp hành, tuân thủ của người đại diện đối với chủ trương, nghị quyết và sự chỉ đạo của chủ sở hữu.
(2) Việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; nội quy, quy chế của đơn vị.
(3) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc.
Người đại diện tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước muốn được đánh giá ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì cần đáp ứng những tiêu chí nào?
Căn cứ Điều 48 Quy chế đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người lao động, người quản lý, người đại diện thuộc Ngân hàng Nhà nước quản lý ban hành kèm theo Quyết định 2599/QĐ-NHNN năm 2015 quy định tiêu chí đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ như sau:
Tiêu chí đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Người đại diện được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khi đạt được tất cả các tiêu chí sau:
1. Hoàn thành toàn bộ nhiệm vụ được giao theo chương trình, kế hoạch công tác năm, đảm bảo thời gian và chất lượng công việc.
2. Luôn gương mẫu, chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ cương, kỷ luật; nội quy, quy chế của đơn vị.
3. Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có lối sống lành mạnh; lề lối làm việc chuẩn mực.
Như vậy, theo quy định, người đại diện muốn được đánh giá ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì cần đáp ứng những tiêu chí sau đây:
(1) Hoàn thành toàn bộ nhiệm vụ được giao theo chương trình, kế hoạch công tác năm, đảm bảo thời gian và chất lượng công việc.
(2) Luôn gương mẫu, chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ cương, kỷ luật; nội quy, quy chế của đơn vị.
(3) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có lối sống lành mạnh; lề lối làm việc chuẩn mực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hóa đơn giá trị gia tăng dành cho các đối tượng nào? Không lập hóa đơn giá trị gia tăng khi bán hàng có phải là hành vi trốn thuế?
- Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì? Tiêu chuẩn xét tặng đối với cá nhân công tác trong ngành Ngoại giao là gì?
- Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở ngành Kiểm sát nhân dân là gì? Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu?
- Tổ chức chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất theo phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ gồm những gì?