Người đại diện tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ trong những trường hợp nào?

Xin cho hỏi người đại diện tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ trong những trường hợp nào? Người đại diện muốn được đánh giá ở mức hoàn thành nhiệm vụ thì cần đáp ứng những tiêu chí gì? Câu hỏi của anh An từ Hải Dương.

Có những mức độ nào trong việc đánh giá người đại diện tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước?

Căn cứ Điều 47 Quy chế đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người lao động, người quản lý, người đại diện thuộc Ngân hàng Nhà nước quản lý ban hành kèm theo Quyết định 2599/QĐ-NHNN năm 2015 quy định về việc phân loại đánh giá đối với người đại diện như sau:

Phân loại đánh giá
Người đại diện được đánh giá hàng năm và được phân loại theo 03 mức độ: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ và không hoàn thành nhiệm vụ.

Như vậy, theo quy định thì có 03 mức độ phân loại đánh giá đối với người đại diện tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước bao gồm:

(1) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;

(2) Hoàn thành nhiệm vụ;

(3) Không hoàn thành nhiệm vụ.

Người đại diện tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ trong những trường hợp nào?

Có những mức độ nào trong việc đánh giá người đại diện tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước? (Hình từ Internet)

Người đại diện tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước muốn được đánh giá ở mức hoàn thành nhiệm vụ thì cần đáp ứng những tiêu chí gì?

Căn cứ Điều 49 Quy chế đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người lao động, người quản lý, người đại diện thuộc Ngân hàng Nhà nước quản lý ban hành kèm theo Quyết định 2599/QĐ-NHNN năm 2015 quy định về tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ đối với người đại diện như sau:

Tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ
Người đại diện được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ khi đạt được tất cả các tiêu chí sau:
1. Các tiêu chí được quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 48 Quy chế này.
2. Hoàn thành từ 70% trở lên nhiệm vụ được giao theo chương trình, kế hoạch công tác năm, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc do nguyên nhân khách quan.

Đồng thời, căn cứ Điều 48 Quy chế đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người lao động, người quản lý, người đại diện thuộc Ngân hàng Nhà nước quản lý ban hành kèm theo Quyết định 2599/QĐ-NHNN năm 2015 quy định về tiêu chí đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ như sau:

Tiêu chí đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Người đại diện được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khi đạt được tất cả các tiêu chí sau:
1. Hoàn thành toàn bộ nhiệm vụ được giao theo chương trình, kế hoạch công tác năm, đảm bảo thời gian và chất lượng công việc.
2. Luôn gương mẫu, chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ cương, kỷ luật; nội quy, quy chế của đơn vị.
3. Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có lối sống lành mạnh; lề lối làm việc chuẩn mực.

Như vậy, theo quy định, người đại diện muốn được đánh giá ở mức hoàn thành nhiệm vụ thì cần đáp ứng tất cả các tiêu chí sau đây:

(1) Luôn gương mẫu, chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ cương, kỷ luật; nội quy, quy chế của đơn vị.

(2) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có lối sống lành mạnh; lề lối làm việc chuẩn mực.

(3) Hoàn thành từ 70% trở lên nhiệm vụ được giao theo chương trình, kế hoạch công tác năm, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc do nguyên nhân khách quan.

Người đại diện tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ trong những trường hợp nào?

Căn cứ Điều 50 Quy chế đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người lao động, người quản lý, người đại diện thuộc Ngân hàng Nhà nước quản lý ban hành kèm theo Quyết định 2599/QĐ-NHNN năm 2015 quy định về tiêu chí đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ đối với người đại diện như sau:

Tiêu chí đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ
Người đại diện được đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ khi vi phạm một trong các tiêu chí sau:
1. Hoàn thành dưới 70% nhiệm vụ được giao theo chương trình, kế hoạch công tác năm;
2. Không thực hiện hoặc vi phạm đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, bị cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật theo quy định;
3. Vi phạm kỷ cương, kỷ luật; nội quy, quy chế của đơn vị.

Như vậy, theo quy định thì người đại diện sẽ bị đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ khi vi phạm một trong các tiêu chí sau đây:

(1) Hoàn thành dưới 70% nhiệm vụ được giao theo chương trình, kế hoạch công tác năm;

(2) Không thực hiện hoặc vi phạm đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, bị cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật theo quy định;

(3) Người đại diện vi phạm kỷ cương, kỷ luật; nội quy, quy chế của đơn vị.

Người đại diện
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật của Công ty Cổ phần Thương Mại Dịch vụ Bất động sản mới nhất?
Pháp luật
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động thay đổi người đại diện thì có cần xin cấp lại Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động không?
Pháp luật
Nộp hồ sơ thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trước thời điểm thay đổi được không?
Pháp luật
Doanh nghiệp phải có bao nhiêu người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam? Không có người đại diện cư trú tại Việt Nam thì có bị phạt không?
Pháp luật
Có những hình thức xử lý vi phạm nào đối với người đại diện doanh nghiệp do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý?
Pháp luật
Thế nào là người đại diện trong tố tụng dân sự? Có thể ủy quyền cho người khác thực hiện việc ly hôn được hay không?
Pháp luật
Thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân cần chuẩn bị hồ sơ gồm những gì? Nộp hồ sơ ở đâu?
Pháp luật
Người đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp là ai? Số lượng người đại diện theo ủy quyền là bao nhiêu?
Pháp luật
Người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH TM DV là cá nhân hay tổ chức? Số lượng tối đa bao nhiêu?
Pháp luật
Người đại diện doanh nghiệp lợi dụng chức vụ vượt quá thẩm quyền có bị xử lý theo quy định pháp luật không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người đại diện
411 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người đại diện
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào