Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ Công Thương làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước có những quyền hạn gì?
- Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ Công Thương làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước có những quyền hạn gì?
- Người đại diện phần vốn nhà nước được Bộ Công Thương giới thiệu tham gia ứng cử vào bộ máy quản lý, điều hành doanh nghiệp thì có trách nhiệm gì?
- Người đại diện là thành viên kiêm nhiệm không chuyên trách trong ban quản lý, điều hành tại doanh nghiệp thì được hưởng những chế độ gì?
Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ Công Thương làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước có những quyền hạn gì?
Căn cứ Điều 29 Quy chế quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ Công Thương là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1635/QĐ-BCT năm 2021 quy định về quyền của người đại diện như sau:
Quyền của người đại diện
1. Được Bộ Công Thương xem xét giới thiệu tham gia Hội đồng quản trị/ Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Ban điều hành doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Điều lệ doanh nghiệp và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
2. Được Bộ Công Thương ủy quyền tham gia ý kiến và biểu quyết tại cuộc họp theo số cổ phần (mức vốn) được ủy quyền đại diện.
3. Được hưởng tiền lương, tiền thưởng, thù lao và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật.
4. Được tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, cập nhật thông tin do Bộ Công Thương tổ chức.
5. Được đề nghị Bộ Công Thương tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện nhiệm vụ được giao; giải quyết chế độ, chính sách đối với Người đại diện theo quy định của pháp luật khi được thôi làm đại diện.
6. Các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ Công Thương làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước có những quyền hạn sau đây:
(1) Được Bộ Công Thương xem xét giới thiệu tham gia Hội đồng quản trị/ Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Ban điều hành doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Điều lệ doanh nghiệp và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
(2) Được Bộ Công Thương ủy quyền tham gia ý kiến và biểu quyết tại cuộc họp theo số cổ phần (mức vốn) được ủy quyền đại diện.
(3) Được hưởng tiền lương, tiền thưởng, thù lao và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật.
(4) Được tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, cập nhật thông tin do Bộ Công Thương tổ chức.
(5) Được đề nghị Bộ Công Thương tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện nhiệm vụ được giao;
Giải quyết chế độ, chính sách đối với Người đại diện theo quy định của pháp luật khi được thôi làm đại diện.
(6) Các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật.
Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ Công Thương làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước có những quyền hạn gì? (Hình từ Internet)
Người đại diện phần vốn nhà nước được Bộ Công Thương giới thiệu tham gia ứng cử vào bộ máy quản lý, điều hành doanh nghiệp thì có trách nhiệm gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 30 Quy chế quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ Công Thương là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1635/QĐ-BCT năm 2021 quy định về nghĩa vụ của người đại diện như sau:
Nghĩa vụ của người đại diện
...
2. Đối với nội dung phải xin ý kiến cơ quan đại diện chủ sở hữu thì sau khi có ý kiến chấp thuận của cơ quan đại diện chủ sở hữu, người đại diện phải tham gia ý kiến, biểu quyết, quyết định theo đúng ý kiến chỉ đạo bằng văn bản của cơ quan đại diện chủ sở hữu. Trường hợp có nội dung phát sinh thêm chưa xin được ý kiến chỉ đạo thì đề nghị cuộc họp cho biểu quyết, quyết định sau.
3. Người đại diện được Bộ Công Thương giới thiệu tham gia ứng cử, đề cử vào bộ máy quản lý, điều hành doanh nghiệp phải thực hiện nhiệm vụ theo ý kiến chỉ đạo của Bộ Công Thương và thực hiện các quyền, trách nhiệm của người quản lý, điều hành doanh nghiệp theo quy định pháp luật, Điều lệ doanh nghiệp, bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của doanh nghiệp và chủ sở hữu.
4. Phải thường xuyên theo dõi, thu thập thông tin về tình hình hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh; giám sát tình hình tài chính; gửi các báo cáo định kỳ (quý, năm), báo cáo bất thường và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ Công Thương, các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Đặc biệt, kịp thời báo cáo những thông tin về phát sinh đột xuất, hoạt động bất thường, vi phạm pháp luật của doanh nghiệp và khuyến cáo doanh nghiệp thua lỗ, không đảm bảo khả năng thanh toán, không hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ do Bộ Công Thương giao.
...
Như vậy, người đại diện phần vốn nhà nước được Bộ Công Thương giới thiệu tham gia ứng cử vào bộ máy quản lý, điều hành doanh nghiệp phải thực hiện nhiệm vụ theo ý kiến chỉ đạo của Bộ Công Thương.
Đồng thời, thực hiện các quyền, trách nhiệm của người quản lý, điều hành doanh nghiệp theo quy định pháp luật, Điều lệ doanh nghiệp, bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của doanh nghiệp và chủ sở hữu.
Người đại diện là thành viên kiêm nhiệm không chuyên trách trong ban quản lý, điều hành tại doanh nghiệp thì được hưởng những chế độ gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 32 Quy chế quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ Công Thương là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1635/QĐ-BCT năm 2021 quy định về tiền lương, thưởng và quyền lợi khác của người đại diện như sau:
Tiền lương, thưởng và quyền lợi khác của người đại diện
1. Người đại diện là thành viên chuyên trách trong ban quản lý, điều hành tại doanh nghiệp được hưởng tiền lương, thù lao và lợi ích khác (nếu có) theo kết quả quản lý, điều hành doanh nghiệp, kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh quy định về tiền lương, thưởng tại Điều lệ doanh nghiệp và quy định pháp luật.
Trường hợp người đại diện là thành viên chuyên trách quản lý, điều hành tại doanh nghiệp kiêm nhiệm nhiều chức danh thì chỉ được nhận tiền lương của một chức danh cao nhất.
2. Người đại diện là thành viên kiêm nhiệm không chuyên trách trong ban quản lý, điều hành tại doanh nghiệp thì được hưởng chế độ thù lao theo công việc, thời gian làm việc và phụ cấp, tiền thưởng, các quyền lợi khác (nếu có) theo quy định pháp luật.
Chủ sở hữu quyết định mức và chi trả thù lao căn cứ vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ và quy định pháp luật hiện hành.
Như vậy, trường hợp người đại diện là thành viên kiêm nhiệm không chuyên trách trong ban quản lý, điều hành tại doanh nghiệp thì được hưởng chế độ thù lao theo công việc, thời gian làm việc và phụ cấp, tiền thưởng, các quyền lợi khác (nếu có) theo quy định pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?