Người cứu hộ có quyền được hưởng một khoản tiền công đặc biệt từ chủ tàu trong những trường hợp nào?
Người cứu hộ có quyền được hưởng một khoản tiền công đặc biệt từ chủ tàu trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 268 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về tiền công đặc biệt trong cứu hộ hàng hải như sau:
Tiền công đặc biệt trong cứu hộ hàng hải
1. Trường hợp người cứu hộ đã thực hiện hoạt động cứu hộ liên quan đến tàu biển hoặc hàng hóa trên tàu biển đe dọa gây thiệt hại cho môi trường mà không được hưởng số tiền công xác định theo khoản 1 và khoản 2 Điều 267 của Bộ luật này thì người cứu hộ có quyền được hưởng một khoản tiền công đặc biệt từ chủ tàu.
...
Như vậy, người cứu hộ có quyền được hưởng một khoản tiền công đặc biệt từ chủ tàu trong trường hợp người cứu hộ đã thực hiện hoạt động cứu hộ liên quan đến tàu biển hoặc hàng hóa trên tàu biển đe dọa gây thiệt hại cho môi trường mà không được hưởng số tiền công dưới đây xác định theo khoản 1 và khoản 2 Điều 267 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015:
- Tiền công cứu hộ được thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng phải hợp lý và không được vượt quá giá trị của tàu biển hoặc tài sản được cứu hộ.
- Trong trường hợp tiền công cứu hộ không được thỏa thuận trong hợp đồng hoặc không hợp lý thì tiền công cứu hộ được xác định trên cơ sở sau đây:
+ Giá trị của tàu biển và tài sản cứu được;
+ Kỹ năng và nỗ lực của người cứu hộ trong việc ngăn ngừa hoặc giảm thiểu thiệt hại ô nhiễm môi trường;
+ Hiệu quả cứu hộ của người cứu hộ;
+ Tính chất và mức độ nguy hiểm của tai nạn;
+ Kỹ năng và nỗ lực của người cứu hộ trong việc cứu hộ tàu biển, người và tài sản trên tàu biển;
+ Thời gian, chi phí và các tổn thất liên quan của người cứu hộ;
+ Rủi ro về trách nhiệm và rủi ro khác đối với người cứu hộ hoặc thiết bị cứu hộ;
+ Tính kịp thời của hoạt động cứu hộ do người cứu hộ thực hiện;
+ Tính sẵn sàng, năng lực của tàu và các thiết bị khác sử dụng trong việc cứu hộ;
+ Tính sẵn sàng, hiệu quả và giá trị của các thiết bị cứu hộ.
Tiền công đặc biệt trong cứu hộ hàng hải (Hình từ Internet)
Tòa án có thể quyết định tăng thêm mức tiền công đặc biệt mà chủ tàu trả cho người cứu hộ khi nào?
Theo khoản 2 Điều 268 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định như sau:
Tiền công đặc biệt trong cứu hộ hàng hải
...
2. Khoản tiền công đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều này mà chủ tàu trả cho người cứu hộ không quá 30% chi phí phát sinh của người cứu hộ. Trường hợp có khiếu kiện, nếu thấy hợp lý và căn cứ vào các quy định tại khoản 2 Điều 267 của Bộ luật này thì Tòa án hoặc Trọng tài có thể quyết định tăng thêm mức tiền công đặc biệt, nhưng không quá 100% chi phí phát sinh của người cứu hộ.
...
Theo quy định trên, khoản tiền công đặc biệt mà chủ tàu trả cho người cứu hộ không quá 30% chi phí phát sinh của người cứu hộ.
Trường hợp có khiếu kiện, nếu thấy hợp lý và căn cứ vào các quy định về nguyên tắc xác định tiền công cứu hộ trong trường hợp tiền công cứu hộ không được thỏa thuận trong hợp đồng hoặc không hợp lý tại khoản 2 Điều 267 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 thì Tòa án hoặc Trọng tài có thể quyết định tăng thêm mức tiền công đặc biệt, nhưng không quá 100% chi phí phát sinh của người cứu hộ.
Toàn bộ khoản tiền công đặc biệt mà chủ tàu trả cho người cứu hộ chỉ được trả khi nào?
Theo khoản 4 Điều 268 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định như sau:
Tiền công đặc biệt trong cứu hộ hàng hải
...
3. Chi phí phát sinh của người cứu hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này là các chi phí hợp lý mà người cứu hộ trực tiếp chi trả và các chi phí hợp lý khác phát sinh từ thực tế sử dụng thiết bị, nhân viên cứu hộ trong hoạt động cứu hộ. Khi xác định chi phí phát sinh của người cứu hộ phải căn cứ quy định tại các điểm h, i và k khoản 2 Điều 267 của Bộ luật này.
4. Trong mọi trường hợp, toàn bộ khoản tiền công đặc biệt quy định tại Điều này chỉ được trả khi khoản tiền đó lớn hơn khoản tiền công cứu hộ mà người cứu hộ có thể được hưởng theo quy định tại Điều 267 của Bộ luật này và là phần chênh lệch giữa khoản tiền công đặc biệt và tiền công cứu hộ.
5. Trường hợp do cẩu thả của người cứu hộ mà không ngăn ngừa hoặc giảm thiểu được thiệt hại ô nhiễm môi trường thì người cứu hộ có thể bị mất một phần hoặc toàn bộ quyền hưởng khoản tiền công đặc biệt đó.
6. Các quy định tại Điều này không ảnh hưởng đến quyền truy đòi của chủ tàu đối với các bên được cứu hộ.
Theo đó, trong mọi trường hợp, toàn bộ khoản tiền công đặc biệt mà chủ tàu trả cho người cứu hộ chỉ được trả khi khoản tiền đó lớn hơn khoản tiền công cứu hộ mà người cứu hộ có thể được hưởng theo quy định và là phần chênh lệch giữa khoản tiền công đặc biệt và tiền công cứu hộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?