Người cung cấp thông tin về phòng chống tham nhũng có được giữ bí mật về danh tính theo chỉ đạo của Thành ủy TP HCM?
- Người cung cấp thông tin về phòng chống tham nhũng có được giữ bí mật về danh tính theo chỉ đạo của Thành ủy TP HCM?
- Người cung cấp thông tin về tham nhũng có thể cung cấp thông tin qua những hình thức nào?
- Cơ quan nào có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ người tố cáo?
- Trách nhiệm của cơ quan được đề nghị hoặc yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ người tố cáo được quy định như thế nào?
Người cung cấp thông tin về phòng chống tham nhũng có được giữ bí mật về danh tính theo chỉ đạo của Thành ủy TP HCM?
Vừa qua, nhằm thực hiện công tác phòng chống tham nhũng trên địa bàn TP HCM, Thành ủy TPHCM ban hành Quy định 1629-QĐ/TU năm 2023 tại đây về việc mua tin và xử lý thông tin phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn TPHCM; theo đó, tại Điều 5 Quy định 1629-QĐ/TU năm 2023 có quy định:
Quyền, nghĩa vụ của người cung cấp thông tin
1. Người cung cấp thông tin có các quyền sau đây:
a) Được đảm bảo giữ bí mật tuyệt đối họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác khi cung cấp thông tin.
b) Được nhận khoản tiền mua tin theo Quy định này nếu thông tin cung cấp chính xác, giúp các cơ quan chức năng có cơ sở thẩm tra, xác minh và xử lý được hành vi tham những, tiêu cực.
c) Được xem xét khen thưởng theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước cho tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong tố cáo, phát hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực.
d) Được đề nghị Thường trực Ban Chỉ đạo, Trưởng Ban Chỉ đạo và Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ người tố cáo khi có biểu hiện bị đe doạ, trả thù, trù dập.
đ) Được cơ quan tiếp nhận, xử lý thông tin thông báo bằng hình thức phù hợp về kết quả xác minh, giải quyết, xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực đối với các tổ chức, cá nhân do mình cung cấp thông tin phản ánh về hành vi tham nhũng, tiêu cực.
....
Như vậy, tại Quy định 1629-QĐ/TU năm 2023 Thành ủy TPHCM đã chỉ đạo rõ khi cung cấp thông tin phản ánh, tố cáo hành vi tham nhũng, tiêu cực thì người cung cấp thông tin sẽ được đảm bảo giữ bí mật tuyệt đối họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác khi cung cấp thông tin. Ngoài ra, người cũng cấp thông tin còn được nhận khoản tiền mua tin, xét khen thưởng, đề nghị bảo vệ,...
Người cung cấp thông tin về phòng chống tham nhũng có được giữ bí mật về danh tính theo chỉ đạo của Thành ủy TP HCM?
Người cung cấp thông tin về tham nhũng có thể cung cấp thông tin qua những hình thức nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Quy định 1629-QĐ/TU năm 2023 thì người cung cấp thông tin có thể cung cấp thông tin qua những hình thức sau:
+ Cung cấp thông tin trực tiếp: người cung cấp thông tin trực tiếp phản ánh, cung cấp thông tin cho Ban Chỉ đạo, các Thành viên Ban Chỉ đạo và bộ phận tiếp nhận thông tin của Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo tại trụ sở làm việc hoặc địa điểm phù hợp.
+ Cung cấp thông tin gián tiếp:
- Bằng văn bản qua đường bưu điện;
- Qua hộp thư điện tử của Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo (Ban Nội chính Thành ủy): pctntc. [email protected].
+ Thông tin liên hệ với Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo:
- Trụ sở Ban Tiếp công dân Thành phố Hồ Chí Minh: số 15 đường Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh (đại diện Ban Nội chỉnh Thành ủy - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo tiếp nhận, xử ỉỷ).
- Trụ sở làm việc của Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo (Ban Nội chính Thành ủy); Số 137 Trương Định, Phường Vố Thi Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Cơ quan nào có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ người tố cáo?
Cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ được quy định tại Điều 49 Luật Tố cáo 2018 như sau:
- Người giải quyết tố cáo có trách nhiệm bảo vệ bí mật thông tin, vị trí công tác, việc làm của người được bảo vệ thuộc quyền quản lý và những nội dung bảo vệ khác nếu thuộc thẩm quyền của mình; trường hợp không thuộc thẩm quyền thì yêu cầu hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ.
- Cơ quan tiếp nhận, xác minh nội dung tố cáo có trách nhiệm bảo vệ bí mật thông tin của người tố cáo.
- Cơ quan Công an chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ.
- Cơ quan quản lý nhà nước về cán bộ, công chức, viên chức, lao động, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện việc bảo vệ vị trí công tác, việc làm của người được bảo vệ.
- Ủy ban nhân dân các cấp, Công đoàn các cấp, cơ quan, tổ chức khác, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ thực hiện việc bảo vệ bí mật thông tin, vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ.
Trách nhiệm của cơ quan được đề nghị hoặc yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ người tố cáo được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 31/2019/NĐ-CP thì trách nhiệm của cơ quan được đề nghị hoặc yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ được quy định như sau:
+ Khi nhận được đề nghị hoặc yêu cầu của người giải quyết tố cáo thì cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình xem xét, quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ theo quy định tại Điều 52 Luật Tố cáo 2018 và thông báo bằng văn bản cho người giải quyết tố cáo, người được bảo vệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh mới nhất hiện nay theo Thông tư 11?
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?