Người con dùng sổ đỏ do bố mẹ đứng tên thì tổ chức tín dụng sẽ ký hợp đồng tín dụng với ai? Lãi suất đối với hợp đồng tín dụng là bao nhiêu phần trăm một năm?
Thế nào là hợp đồng tín dụng?
Hợp đồng tín dụng về bản chất là hợp đồng cho vay tài sản được ký kết giữa bên vay và bên cho vay là tổ chức tín dụng. Có thể căn cứ theo Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 để định nghĩa về hợp đồng tín dụng như sau:
"Điều 463. Hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định."
Lãi suất đối với hợp đồng tín dụng là bao nhiêu phần trăm một năm?
Căn cứ theo Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất như sau:
"Điều 468. Lãi suất
1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ."
Theo đó lãi suất của hợp đồng cho vay do hai bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 20%/năm. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn mà pháp luật đã quy định (20%).
Tuy nhiên đối với hợp đồng tín dụng, pháp luật có quy định về lãi suất tại Điều 7 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP quy định về lãi, lãi suất trong hợp đồng tín dụng như sau:
"Điều 7. Áp dụng pháp luật về lãi, lãi suất trong hợp đồng tín dụng
1. Lãi, lãi suất trong hợp đồng tín dụng do các bên thỏa thuận nhưng phải phù hợp với quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn áp dụng Luật Các tổ chức tín dụng tại thời điểm xác lập hợp đồng, thời điểm tính lãi suất.
2. Khi giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, Tòa án áp dụng quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn áp dụng Luật Các tổ chức tín dụng để giải quyết mà không áp dụng quy định về giới hạn lãi suất của Bộ luật Dân sự năm 2005, Bộ luật Dân sự năm 2015 để xác định lãi, lãi suất."
Như vậy, đối với hợp đồng tín dụng lãi suất sẽ do hai bên thỏa thuận nhưng phải phù hợp với quy định của pháp luật và trong giải quyết tranh chấp hợp đồng sẽ không áp dụng quy định về giới hạn lãi suất của Bộ luật Dân sự năm 2005, Bộ luật Dân sự năm 2015 để xác định lãi, lãi suất. Có thể thấy mức lãi suất của hợp đồng tín dụng sẽ không bị hạn chế trong mức 20% theo quy định của Bộ luật dân sự 2015.
Tải về mẫu Hợp đồng tín dụng mới nhất 2023: Tại Đây
Hợp đồng tín dụng
Người con dùng sổ đỏ do bố mẹ đứng tên thì tổ chức tín dụng sẽ ký hợp đồng với ai?
Trường hợp này anh cần làm rõ là mình có giao kết 02 hợp đồng: hợp đồng tín dụng (hợp đồng cho vay) và hợp đồng thế chấp. Để làm rõ hợp đồng và tài sản thế chấp trong hợp đồng thì có thể áp dụng quy định taị Điều 317 và Điều 318 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
"Điều 317. Thế chấp tài sản
1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.
Điều 318. Tài sản thế chấp
1. Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp tài sản thế chấp được bảo hiểm thì bên nhận thế chấp phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp. Tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm trực tiếp cho bên nhận thế chấp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Trường hợp bên nhận thế chấp không thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp thì tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm và bên thế chấp có nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận thế chấp."
Theo đó hợp đồng thế chấp là bên thế chấp dùng tài sản của mình để đảm bảo cho khoản vay, tài sản thế chấp có thể là bất động sản, động sản; một phần bất động sản; động sản; quyền sử dụng đất.
Đối với hộ đồng tín dụng thì như đã nếu là hợp đồng được ký kết dựa trên thỏa thuận của người vay và bên cho vay là tổ chức tín dụng.
Anh cần xác định lại rõ ràng bản chất hợp đồng anh sẽ ký là loại hợp đồng nào; nếu là hợp đồng thế chấp thì anh cần xác định rõ là trên Giấy chứng nhận ghi nhận thông tin là cấp cho ông/ bà hay cấp cho hộ gia đình. Trường hợp cấp cho ông/ bà thì chỉ cần bố mẹ người này ký hợp đồng thế chấp. Ngược lại thì cần yêu cầu những người có tên trong hộ gia đình tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận ký hợp đồng thế chấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Toàn văn Nghị quyết 15/NQ-CP về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo Nghị quyết xử lý sắp xếp tổ chức bộ máy?
- Mừng thọ 100 tuổi gọi là gì? Lời chúc mừng thọ 100 tuổi? Thời gian tổ chức mừng thọ 100 tuổi theo Thông tư 06?
- Giảm biên chế sau sáp nhập, hợp nhất? Thời điểm thực hiện chính sách giảm biên chế sau sáp nhập, hợp nhất?
- Lịch đi làm lại sau Tết Nguyên Đán 2025? Lịch đi làm lại sau Tết Âm lịch 2025 của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động?
- Đá khối làm đá ốp lát công trình xây dựng là đá như thế nào? Quy cách, chỉ tiêu kỹ thuật đá khối làm đá ốp lát xuất khẩu?