Người có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật nhưng không thực hiện trách nhiệm này thì bị phạt hành chính tối đa bao nhiêu tiền?
- Người có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc không thực hiện trách nhiệm đối với người khuyết tật có bị xem là vi phạm pháp luật?
- Người có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật nhưng không thực hiện trách nhiệm này thì bị phạt hành chính tối đa bao nhiêu tiền?
- Ngoài trách nhiệm bảo vệ, nuôi dưỡng thì gia đình người khuyết tật có các trách nhiệm gì với đối tượng này?
Người có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc không thực hiện trách nhiệm đối với người khuyết tật có bị xem là vi phạm pháp luật?
Những hành vi nghiêm cấm đối với người khuyết tật được quy định tại Điều 14 Luật Người khuyết tật 2010 như sau:
Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật.
2. Xâm phạm thân thể, nhân phẩm, danh dự, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người khuyết tật.
3. Lôi kéo, dụ dỗ hoặc ép buộc người khuyết tật thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức xã hội.
4. Lợi dụng người khuyết tật, tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật, hình ảnh, thông tin cá nhân, tình trạng của người khuyết tật để trục lợi hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
5. Người có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc theo quy định của pháp luật.
6. Cản trở quyền kết hôn, quyền nuôi con của người khuyết tật.
7. Gian dối trong việc xác định mức độ khuyết tật, cấp giấy xác nhận khuyết tật.
Theo quy định của pháp luật thì những hành vi bị nghiêm cấm đối với người khuyết tật bao gồm:
- Người khuyết tật bị kì thị, phân biệt đối xử.
- Người khuyết tật bị xâm phạm đến thân thể, nhân phẩm, danh dự, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp;
- Những hành vi lôi kéo, dụ dỗ hoặc ép buộc người khuyết tật thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức xã hội;
- Người có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm đối với người khuyết tật;
- Có hành vi cảm trở quyền kết hôn, quyền nuôi con của người khuyết tật;
- Xác định mức độ khuyết tật, cấp giấy xác nhận khuyết tật một cách gian dối.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì việc thực hiện không đầu đủ trách nhiệm đối với người khuyết tật là một hành vi vi phạm pháp luật và bị nghiêm cấm.
Việc bảo vệ, nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật có phải là trách nhiệm của gia đình có người bị khuyết tật không? (Hình từ internet)
Người có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật nhưng không thực hiện trách nhiệm này thì bị phạt hành chính tối đa bao nhiêu tiền?
Người có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc nhưng không thực hiện trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc với người khuyết tật thì sẽ bị xử phạt quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 130/2021/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về hành vi bị nghiêm cấm đối với người khuyết tật
...
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, theo quy định của pháp luật người có hành vi không thực hiện trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật có thể sẽ bị phạt tiền đến 10.000.000 đồng.
Ngoài ra, người vi phạm còn buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm này.
Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt đối với cá nhân, đối với tổ chức thì mức phạt sẽ nhân hai cho cùng hành vi (theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 130/2021/NĐ-CP).
Ngoài trách nhiệm bảo vệ, nuôi dưỡng thì gia đình người khuyết tật có các trách nhiệm gì với đối tượng này?
Trách nhiệm của gia đình của người khuyết tật được quy định tại Điều 8 Luật Người khuyết tật 2010 quy định như sau:
Trách nhiệm của gia đình
1. Gia đình có trách nhiệm giáo dục, tạo điều kiện để thành viên gia đình nâng cao nhận thức về vấn đề khuyết tật; thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật bẩm sinh, khuyết tật do tai nạn thương tích, bệnh tật và nguy cơ khác dẫn đến khuyết tật.
2. Gia đình người khuyết tật có trách nhiệm sau đây:
a) Bảo vệ, nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật;
b) Tạo điều kiện để người khuyết tật được chăm sóc sức khỏe và thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;
c) Tôn trọng ý kiến của người khuyết tật trong việc quyết định những vấn đề liên quan đến cuộc sống của bản thân người khuyết tật và gia đình;
d) Thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, ngoài trách nhiệm bảo vệ, nuôi dưỡng thì gia đình người khuyết tật có các trách nhiệm sau:
Thứ nhất, chăm sóc người khuyết tật;
Thứ hai, gia đình người khuyết tật có trách nhiệm tạo điều kiện để người khuyết tật được chăm sóc sức khỏe và thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;
Thứ ba, gia đình có phải tôn trọng ý kiến của người khuyết tật trong việc quyết định những vấn đề liên quan đến cuộc sống của bản thân người khuyết tật và gia đình;
Ngoài ra, gia đình người khuyết tật có trách nhiệm giáo dục, tạo điều kiện để thành viên gia đình nâng cao nhận thức về vấn đề khuyết tật; thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật bẩm sinh, khuyết tật do tai nạn thương tích, bệnh tật và nguy cơ khác dẫn đến khuyết tật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?