Người có thẩm quyền đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra có thể tiến hành thông qua hình thức nào?

Anh muốn biết cơ quan nào có trách nhiệm đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra? Hoạt động đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra gồm những nội dung gì? Người có thẩm quyền giao thực hiện hoạt động đôn đốc tiến hành nhiệm vụ thông qua hình thức nào? - Câu hỏi của anh Tính (Bình Định).

Cơ quan nào có trách nhiệm đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra?

Căn cứ Điều 20 Nghị định 33/2015/NĐ-CP, đối tượng đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra được quy định như sau:

Đối tượng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra
Đối tượng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra là đối tượng thanh tra, cơ quan quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm hoặc có liên quan đến việc thực hiện kết luận thanh tra.

Theo đó, đối tượng có trách nhiệm đôn đốc cũng như theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra là đối tượng thanh tra, cơ quan quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm hoặc có liên quan đến việc thực hiện kết luận thanh tra.

Đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra

Đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra (Hình từ Internet)

Hoạt động đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra gồm những nội dung gì?

Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 21 Nghị định 33/2015/NĐ-CP, nội dung đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra gồm những nội dung sau:

- Quá trình tổ chức chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước hoặc thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành;

- Tiến độ và kết quả thực hiện các nội dung trong kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của đối tượng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra;

- Nắm bắt khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.

- Nhắc nhở việc thực hiện nội dung được ghi trong kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra nhưng chưa được thực hiện;

- Yêu cầu báo cáo giải trình nguyên nhân chưa hoàn thành việc thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra;

- Áp dụng biện pháp để kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra được thực hiện.

Người có thẩm quyền đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra có thể tiến hành thông qua hình thức nào?

Căn cứ Điều 23 Nghị định 33/2015/NĐ-CP, trình tự, thủ tục đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra được quy định cụ thể như sau:

Trình tự, thủ tục đôn đốc
1. Hoạt động đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra được tiến hành bằng hình thức gửi văn bản đôn đốc hoặc làm việc trực tiếp với đối tượng đôn đốc.
a) Trường hợp gửi văn bản đôn đốc, chậm nhất là 05 ngày, kể từ ngày được giao việc đôn đốc, người được giao việc đôn đốc có trách nhiệm đề xuất văn bản đôn đốc trình thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước, thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành gửi đối tượng đôn đốc.
b) Trường hợp làm việc trực tiếp, chậm nhất là 05 ngày, kể từ ngày được giao việc đôn đốc, người được giao việc đôn đốc có trách nhiệm đề xuất kế hoạch làm việc và văn bản thông báo trình thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước, thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành gửi đối tượng đôn đốc.
2. Trong thời hạn 25 ngày, kể từ ngày được giao việc đôn đốc, người được giao việc đôn đốc có trách nhiệm báo cáo kết quả đôn đốc với thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước, thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Báo cáo gồm các nội dung: Quá trình đôn đốc; tình hình, tiến độ thực hiện kết luận thanh tra; kết quả thực hiện kết luận thanh tra sau khi đôn đốc; đánh giá chung và đề xuất giải pháp thực hiện kết luận thanh tra.
3. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra, thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước, thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành căn cứ kết quả đôn đốc để quyết định: Kết thúc việc đôn đốc và lưu trữ hồ sơ đôn đốc theo quy định hiện hành nếu việc thực hiện kết luận thanh tra đã hoàn thành; tiến hành kiểm tra theo quy định tại Nghị định này nếu việc thực hiện kết luận thanh tra chưa hoàn thành.
4. Kết quả và việc xử lý kết quả đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra được thông báo đến đối tượng đôn đốc và công khai theo quy định của pháp luật.

Như vậy, hoạt động đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra có thể được tiến hành bằng hình thức gửi văn bản đôn đốc hoặc làm việc trực tiếp với đối tượng đôn đốc. Cụ thể:

- Trường hợp gửi văn bản đôn đốc, chậm nhất là 05 ngày, kể từ ngày được giao việc đôn đốc, người được giao việc đôn đốc có trách nhiệm đề xuất văn bản đôn đốc trình thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước, thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành gửi đối tượng đôn đốc.

- Trường hợp làm việc trực tiếp, chậm nhất là 05 ngày, kể từ ngày được giao việc đôn đốc, người được giao việc đôn đốc có trách nhiệm đề xuất kế hoạch làm việc và văn bản thông báo trình thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước, thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành gửi đối tượng đôn đốc.

Kết luận thanh tra Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Kết luận thanh tra
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Trình tự và thủ tục kiểm tra kết luận thanh tra trong Công an nhân dân được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Kiểm tra thực hiện kết luận thanh tra phải đảm bảo những căn cứ nào? Thời hạn kiểm tra tối đa là bao lâu?
Pháp luật
Thẩm định dự thảo kết luận thanh tra được thực hiện tại giai đoạn nào của một cuộc thanh tra hành chính?
Pháp luật
Kết quả thực hiện kết luận thanh tra phải được Thủ trưởng cơ quan thanh tra báo cáo với Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp đúng không?
Pháp luật
Thẩm định dự thảo kết luận thanh tra được thực hiện thế nào? Phân công thẩm định dự thảo kết luận thanh tra không có văn bản được không?
Pháp luật
Kết luận thanh tra trong Công an nhân dân có nội dung thuộc danh mục bí mật nhà nước không được công khai bằng hình thức gì?
Pháp luật
Ai sẽ chịu trách nhiệm về nội dung của kết luận thanh tra? Kết luận thanh tra phải đảm bảo những yếu tố nào?
Pháp luật
Trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện kết luận thanh tra của các cơ quan, tổ chức, cá nhân là gì?
Pháp luật
Khi không đồng ý với kết luận thanh tra, đối tượng thanh tra có thể khiếu nại lên chủ tịch thị xã hay thanh tra tỉnh?
Pháp luật
Kể từ ngày ký ban hành kết luận thanh tra thì trong thời hạn bao lâu phải công khai kết luận thanh tra?
Pháp luật
Kết luận thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHTN, BHYT của Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải có nội dung gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kết luận thanh tra
2,773 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kết luận thanh tra

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kết luận thanh tra

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào