Người có khó khăn trong nhận thức có thể mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng không? Có được mở tài khoản thanh toán bằng phương tiện điện tử?
Người có khó khăn trong nhận thức có thể mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Thông tư 17/2024/TT-NHNN như sau:
Đối tượng mở tài khoản thanh toán
1. Cá nhân mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm:
a) Người từ đủ 15 tuổi trở lên không bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật Việt Nam;
b) Người chưa đủ 15 tuổi, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người đại diện theo pháp luật;
c) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ.
2. Tổ chức được thành lập, hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm: tổ chức là pháp nhân (pháp nhân Việt Nam, pháp nhân nước ngoài), doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh và các tổ chức khác được mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Như vậy, người có khó khăn trong nhận thức có thể được mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng nhưng việc mở tài khoản phải thông qua người giám hộ.
Người có khó khăn trong nhận thức có thể mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng không? Có được mở tài khoản thanh toán bằng phương tiện điện tử? (Hình từ Internet)
Có áp dụng việc mở tài khoản thanh toán bằng phương tiện điện tử cho người có khó khăn trong nhận thức không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Thông tư 17/2024/TT-NHNN như sau:
Mở tài khoản thanh toán bằng phương tiện điện tử
...
3. Việc mở tài khoản thanh toán bằng phương tiện điện tử không áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Tài khoản thanh toán chung;
b) Tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ;
c) Khách hàng cá nhân theo quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 11 Thông tư này, khách hàng cá nhân là người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi.
Như vậy, khách hàng cá nhân là người có khó khăn trong nhận thức không thuộc đối tượng được mở tài khoản thanh toán bằng phương tiện điện tử.
Tài khoản thanh toán của người có khó khăn trong nhận thức bị phong tỏa trong trường hợp nào?
Căn cứ vào Điều 6 Thông tư 17/2024/TT-NHNN có quy định như sau:
Phong tỏa tài khoản thanh toán
1. Tài khoản thanh toán bị phong toả một phần hoặc toàn bộ số dư trên tài khoản thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 52/2024/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ quy định về thanh toán không dùng tiền mặt và quy định pháp luật về phòng, chống khủng bố; phòng chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
2. Việc chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định số 52/2024/NĐ-CP và quy định pháp luật về phòng, chống khủng bố; phòng chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
...
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 11 Nghị định 52/2024/NĐ-CP thì tài khoản thanh toán của người có khó khăn trong nhận thức bị phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số dư trên tài khoản thanh toán trong các trường hợp sau:
(1) Theo thỏa thuận trước giữa chủ tài khoản thanh toán và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoặc theo yêu cầu của chủ tài khoản;
(2) Khi có quyết định hoặc yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
(3) Khi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện có nhầm lẫn, sai sót khi ghi Có nhầm vào tài khoản thanh toán của khách hàng hoặc thực hiện theo yêu cầu hoàn trả lại tiền của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển tiền do có nhầm lẫn, sai sót so với lệnh thanh toán của bên chuyển tiền sau khi ghi Có vào tài khoản thanh toán của khách hàng.
Số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán không được vượt quá số tiền bị nhầm lẫn, sai sót;
(4) Khi có yêu cầu phong tỏa của một trong các chủ tài khoản thanh toán chung trừ trường hợp có thỏa thuận trước bằng văn bản giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và các chủ tài khoản thanh toán chung.
Lưu ý:
- Sau khi phong tỏa tài khoản thanh toán của người có khó khăn trong nhận thức thì tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải thông báo cho chủ tài khoản thanh toán hoặc người đại diện theo pháp luật, người giám hộ khách hàng đó biết về lý do và phạm vi phong tỏa tài khoản thanh toán (trừ trường hợp cơ quan có thẩm quyền có văn bản yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không thông báo cho khách hàng về việc phong tỏa tài khoản thanh toán).
- Số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán phải được bảo toàn và kiểm soát chặt chẽ theo nội dung phong tỏa.
Trường hợp tài khoản thanh toán bị phong tỏa một phần số tiền trên tài khoản thanh toán thì phần không bị phong tỏa vẫn được sử dụng bình thường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?
- Trình tự thủ tục cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng theo Quyết định 9312 thực hiện như thế nào?