Người có hành vi làm công cụ chuyển nhượng giả có giá trị 200 triệu đồng thì bị xử phạt bao nhiêu năm tù?
- Người có hành vi làm công cụ chuyển nhượng giả có giá trị 200 triệu đồng thì bị xử phạt bao nhiêu năm tù?
- Người có hành vi làm công cụ chuyển nhượng giả vì bị người khác đe dọa thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
- Tội làm công cụ chuyển nhượng giả có được xem là loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng không?
Người có hành vi làm công cụ chuyển nhượng giả có giá trị 200 triệu đồng thì bị xử phạt bao nhiêu năm tù?
Làm công cụ chuyển nhượng giả (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 4 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 quy định về công cụ chuyển nhượng như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Công cụ chuyển nhượng là giấy tờ có giá ghi nhận lệnh thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định vào một thời điểm nhất định.
...
Theo đó, công cụ chuyển nhượng là giấy tờ có giá ghi nhận lệnh thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định vào một thời điểm nhất định.
Theo khoản 3 Điều 208 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội làm công cụ chuyển nhượng giả như sau:
Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác
1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội trong trường hợp công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác có trị giá tương ứng từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
3. Phạm tội trong trường hợp công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác có trị giá tương ứng từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
4. Phạm tội trong trường hợp công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác có trị giá tương ứng từ 300.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Theo quy định trên thì người có hành vi làm công cụ chuyển nhượng giả có giá trị 200 triệu đồng thì bị xử phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
Ngoài ra, người phạm còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Người có hành vi làm công cụ chuyển nhượng giả vì bị người khác đe dọa thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
Theo điểm k khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
...
Căn cứ quy định trên thì trường hợp người có hành vi làm công cụ chuyển nhượng giả vì bị người khác đe dọa thì có thể được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Tội làm công cụ chuyển nhượng giả có được xem là loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng không?
Theo điểm d khoản 1 Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định như sau:
Phân loại tội phạm
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.
Căn cứ các quy định trên thì tội làm công cụ chuyển nhượng giả được xem là loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều kiện áp dụng chính sách thu hút trọng dụng người tài từ 1 1 2025? Nghị định 179 2024 áp dụng với ai?
- Cư dân biên giới hoạt động thương mại biên giới là ai? Hàng hóa mua bán của cư dân biên giới có phải kiểm dịch y tế?
- Mẫu phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng công trình? Ai có trách nhiệm kiểm tra và phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng?
- Trực tiếp chung kết Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Link xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?
- Hàng hóa mua bán tại chợ biên giới có phải kiểm dịch y tế không? Cơ quan nào sẽ hướng dẫn kiểm dịch y tế tại chợ biên giới?