Người có hành vi bạo lực gia đình có phải bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình hay không?
- Người có hành vi bạo lực gia đình có phải bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình hay không?
- Mức bồi thường thiệt hại về tinh thần mà người có hành vi bạo lực gia đình phải trả cho người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình là bao nhiêu?
- Người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình có được Nhà nước hỗ trợ để bù đắp tổn hại về sức khỏe khi tham gia phòng, chống bạo lực gia đình không?
Người có hành vi bạo lực gia đình có phải bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình hay không?
Người có hành vi bạo lực gia đình có phải bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình hay không?
(Hình từ Internet)
Căn cứ tại điểm d khoản 1 Điều 10 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 về trách nhiệm của người có hành vi bạo lực gia đình như sau:
Trách nhiệm của người có hành vi bạo lực gia đình
1. Người có hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm sau đây:
a) Chấm dứt hành vi bạo lực gia đình;
b) Chấp hành yêu cầu, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi áp dụng biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình;
c) Kịp thời đưa người bị bạo lực gia đình đi cấp cứu, điều trị. Chăm sóc người bị bạo lực gia đình, trừ trường hợp người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình từ chối;
d) Bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do mình gây ra cho người bị bạo lực gia đình, người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình và tổ chức, cá nhân khác.
2. Người có hành vi bạo lực gia đình là người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình thì không được thực hiện quyền của người giám hộ, người đại diện theo pháp luật quy định của Luật này đối với vụ việc bạo lực gia đình do mình thực hiện.
Như vậy, người có hành vi bạo lực gia đình phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình.
Bên cạnh đó, bạo lực gia đình được định nghĩa là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.
Mức bồi thường thiệt hại về tinh thần mà người có hành vi bạo lực gia đình phải trả cho người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 2 Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 thì mức bồi thường thiệt hại về tinh thần mà người có hành vi bạo lực gia đình phải trả cho người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình là
- Không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định trong trường hợp 2 bên không thỏa thuận được;
- Hoặc mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận.
Trong đó, thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
- Thiệt hại khác do luật quy định.
Người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình có được Nhà nước hỗ trợ để bù đắp tổn hại về sức khỏe khi tham gia phòng, chống bạo lực gia đình không?
Căn cứ tại Điều 12 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 về Quyền và trách nhiệm của cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình như sau:
Quyền và trách nhiệm của cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình
1. Được khen thưởng khi có thành tích trong phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng; được bảo vệ, giữ bí mật về thông tin cá nhân khi báo tin, tố giác hành vi bạo lực gia đình; được Nhà nước hỗ trợ để bù đắp tổn hại về sức khỏe, tính mạng và thiệt hại về tài sản khi tham gia phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của Chính phủ.
2. Cá nhân khi phát hiện hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm sau đây:
a) Báo tin, tố giác ngay cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này;
b) Tham gia bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình và các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình ở cộng đồng.
Như vậy, người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình được Nhà nước hỗ trợ để bù đắp tổn hại về sức khỏe, tính mạng và thiệt hại về tài sản khi tham gia phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của Chính phủ.
Tóm lại, Người có hành vi bạo lực gia đình phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm gì trong việc khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm theo quy định hiện nay?
- Thực phẩm chức năng lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường cần yêu cầu gì? Cửa hàng kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm điều kiện gì?
- Thông tư 01/2025/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội ra sao?
- Mẫu biên bản bầu các chức danh Ban sáng lập quỹ từ thiện mới nhất là mẫu nào Theo Nghị định 136?
- Bán quyền khai thác khoáng sản trong cùng một địa bàn có thuộc đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp hay không?