Người có chức vụ quyền hạn đang công tác tại cơ quan nhà nước thì con có được phép kinh doanh ngành nghề mà người đó đang trực tiếp quản lý không?
- Người có chức vụ quyền hạn đang công tác tại cơ quan nhà nước thì con có được phép kinh doanh ngành nghề mà người đó đang trực tiếp quản lý không?
- Người có chức vụ quyền hạn trong cơ quan không được làm những việc gì?
- Quy tắc ứng xử của người có chức vụ quyền hạn trong Viện kiểm sát nhân dân tối cao do ai ban hành?
Người có chức vụ quyền hạn đang công tác tại cơ quan nhà nước thì con có được phép kinh doanh ngành nghề mà người đó đang trực tiếp quản lý không?
Bố đang công tác tại cơ quan quản lý nhà nước thì con có được phép kinh doanh ngành nghề mà người đó đang trực tiếp quản lý không, thì quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, như sau:
Quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn
…
3. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.
4. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.
5. Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và người giữ chức danh, chức vụ quản lý khác trong doanh nghiệp nhà nước không được ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột; cho phép doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột tham dự các gói thầu của doanh nghiệp mình; bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong doanh nghiệp hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho doanh nghiệp.
Như vậy, theo quy định trên thì nếu người có chức vụ quyền hạn đang công tác tại cơ quan nhà nước với chức vụ là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu thì người con sẽ không được kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề mà người bố đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.
Người có chức vụ quyền hạn đang công tác tại cơ quan nhà nước thì con có được phép kinh doanh ngành nghề mà người đó đang trực tiếp quản lý không? (Hình từ Internet)
Người có chức vụ quyền hạn trong cơ quan không được làm những việc gì?
Người có chức vụ quyền hạn trong cơ quan không được làm những việc được quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 như sau:
Quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn
..
2. Người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không được làm những việc sau đây:
a) Nhũng nhiễu trong giải quyết công việc;
b) Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác;
c) Tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết;
d) Thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ;
đ) Sử dụng trái phép thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
e) Những việc khác mà người có chức vụ, quyền hạn không được làm theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Doanh nghiệp và luật khác có liên quan.
…
Như vậy, theo quy định trên thì người có chức vụ quyền hạn trong cơ quan không được làm những việc sau:
- Nhũng nhiễu trong giải quyết công việc;
- Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác;
- Tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết;
- Thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ;
- Sử dụng trái phép thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Những việc khác mà người có chức vụ, quyền hạn không được làm theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Doanh nghiệp và luật khác có liên quan.
Quy tắc ứng xử của người có chức vụ quyền hạn trong Viện kiểm sát nhân dân tối cao do ai ban hành?
Quy tắc cứng xử của người có chức vụ quyền hạn trong Viện kiểm sát nhân dân tối cao được quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 như sau:
Thẩm quyền ban hành quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội ban hành quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, ngành, lĩnh vực do mình quản lý.
2. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong ngành do mình quản lý.
3. Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong bộ máy chính quyền địa phương.
4. Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội ban hành quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong tổ chức mình.
Như vậy, theo quy định trên thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành quy tắc ứng xử của người có chức vụ quyền hạn trong Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn nghị luận về chuyến tham quan di tích lịch sử văn hóa ngắn gọn? Cách viết đoạn văn nghị luận về chuyến tham quan di tích lịch sử văn hóa?
- Kỳ báo cáo công tác bảo vệ môi trường tính từ ngày nào? Việc báo cáo công tác bảo vệ môi trường được thực hiện như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa là những ai theo quy định?
- Công nghiệp công nghệ thông tin là gì? Sản phẩm nội dung thông tin số bao gồm các loại trò chơi điện tử nào?
- Cán bộ công chức viên chức dôi dư sau khi sắp xếp đơn vị hành chính sẽ được điều động, luân chuyển hay tinh giản biên chế?