Người chưa thành niên vi phạm hành chính bị xử lý thế nào? Nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội được quy định như thế nào?

Người chưa thành niên vi phạm hành chính bị xử lý thế nào? Nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội được quy định như thế nào theo quy định hiện nay? Người chưa thành niên là ai theo quy định hiện nay?

Người chưa thành niên vi phạm hành chính bị xử lý thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 135 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:

Áp dụng các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Các hình thức xử phạt áp dụng đối với người chưa thành niên bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
2. Các biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng đối với người chưa thành niên bao gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
c) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường; văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
d) Buộc nộp lại khoản thu bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái với quy định của pháp luật.

Theo đó, các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với người vị chưa thành niên được xác định:

- Các hình thức xử phạt, bao gồm:

+ Cảnh cáo

+ Phạt tiền

+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

- Các biện pháp khắc phục hậu quả, bao gồm:

+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu

+ Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh

+ Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường; văn hóa phẩm có nội dung độc hại

+ Buộc nộp lại khoản thu bất hợp pháp có được do vi phạm hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái pháp luật.

Lưu ý, người chưa thành niên vi phạm còn có thể bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính theo Điều 136 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 là Giáo dục tại xã, phường, thị trấn và đưa vào trường giáo dưỡng.

Người chưa thành niên vi phạm hành chính bị xử lý thế nào?

Người chưa thành niên vi phạm hành chính bị xử lý thế nào? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính là gì?

Về nguyên tắc xử lý riêng đối với người chưa thành viên vi phạm hành chính, chúng ta có thể kiểm tra theo quy định tại Điều 134 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi khoản 68 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) với nội dung:

- Việc xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính chỉ được thực hiện trong trường hợp cần thiết nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.

Trong quá trình xem xét xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính phải bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người chưa thành niên. Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng chỉ được áp dụng khi xét thấy không có biện pháp xử lý khác phù hợp hơn;

- Việc xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính còn căn cứ vào khả năng nhận thức của người chưa thành niên về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm, nguyên nhân và hoàn cảnh vi phạm để quyết định việc xử phạt hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính phù hợp;

- Quyết định mức xử phạt vi phạm hành chính với người chưa thành niên phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính. Cụ thể:

• Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi: Không áp dụng hình thức phạt tiền.

• Người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi: Mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng với người thành niên; bị buộc phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm bằng 1/2 trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

- Trong quá trình xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính, bí mật riêng tư của người chưa thành niên phải được tôn trọng và bảo vệ;

- Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính phải được xem xét áp dụng khi có đủ các điều kiện quy định tại Chương II của Phần này. Việc áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính không được coi là đã bị xử lý vi phạm hành chính.

Người chưa thành niên là ai?

Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 định nghĩa về người chưa thành niên như sau: Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.

Bên cạnh đó, theo Điều 1 Luật Trẻ em 2016 cũng có giải thích thì trẻ em là người dưới 16 tuổi.

Có thể thấy, khái niệm người chưa thành niên tương đối rộng, bao hàm cả trẻ em và từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi.

Trong lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính, người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi chỉ bị xử phạt vi phạm về vi phạm hành chính do lỗi cố ý. Còn người từ đủ 16 tuổi trở lên sẽ bị xử phạt về mọi vi phạm hành chính (theo khoản 1 Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012).

Người chưa thành niên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Có được sử dụng người chưa thành niên làm phục vụ phòng karaoke?
Pháp luật
Người chưa thành niên điều khiển xe mô tô hai bánh gây thiệt hại về sức khỏe cho người bị thiệt hại thì phải bồi thường như thế nào?
Pháp luật
Người chưa thành niên vi phạm hành chính bị xử lý thế nào? Nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội được quy định như thế nào?
Pháp luật
Tuổi vị thành niên là bao nhiêu tuổi? Năng lực hành vi dân sự của người thành niên được xác định như thế nào?
Pháp luật
Thời gian tạm giữ tối đa đối với người chưa thành niên theo thủ tục hành chính là bao lâu theo quy định?
Pháp luật
Khi nào người chưa thành niên được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính? Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính là gì?
Pháp luật
Người chưa thành niên có người giám hộ gây thiệt hại về tài sản nhưng không đủ khả năng bồi thường thì người giám hộ có đương nhiên bồi thường thay?
Pháp luật
Biện pháp quản lý tại gia đình được áp dụng thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên trong trường hợp nào?
Pháp luật
Người chưa thành niên có thể làm những công việc gì? Thời gian làm việc của người chưa thành niên được quy định thế nào?
Pháp luật
Phòng xử án là gì? Bàn ghế trong phòng xét xử người chưa thành niên được thiết kế theo kiểu nào?
Pháp luật
Người chưa thành niên có được tự mình thực hiện việc tặng cho di sản thừa kế là quyền sử dụng đất cho người khác không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người chưa thành niên
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
112,263 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người chưa thành niên

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người chưa thành niên

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào