Người chưa thành niên đào bới, đập phá mồ mả người khác thì bị xử lý như thế nào? Nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội được quy định như thế nào?

Vừa qua nhà tôi đi vệ sinh lại mồ mả của ông bà được chôn ngoài vườn nhà thì phát hiện được mồ mả của ông bà tôi đã bị ai đó đạp phá, đào bới lên. Qua điều tra thì bên công an xác định một nhóm đối tượng chưa thành niên (17 tuổi) đã có hành vi trên. Cho tôi hỏi người chưa thành niên đào bới, đập phá mồ mả người khác thì bị xử lý như thế nào? Nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội được quy định như thế nào?

Người chưa thành niên phạm tội đào bới, đập phá mồ mả người khác thì bị xử lý như thế nào?

Người chưa thành niên theo như quy định của pháp luật hình sự là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi. Trường hợp bạn của bạn 17 tuổi thì đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm mà mình gây ra theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:

"Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác."

Theo như quy định nêu trên thì người từ đủ 16 tuổi sẽ phải chịu mọi trách nhiệm hình sự về tội mà mình phạm phải.

Căn cứ vào Điều 319 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:

"Điều 319. Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt
1. Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
b) Chiếm đoạt hoặc hủy hoại vật có giá trị lịch sử, văn hóa;
c) Vì động cơ đê hèn;
d) Chiếm đoạt bộ phận thi thể, hài cốt."

Như vậy, người chưa thành niên phạm tội đập phá, đào bới mồ mả người khác nêu trên thì vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội mà mình đã gây ra nhưng với một mức hình phạt nhẹ hơn người đủ 18 tuổi phạm tội.

Người chưa thành niên đào bới, đập phá mồ mả người khác thì bị xử lý như thế nào?

Người chưa thành niên đào bới, đập phá mồ mả người khác thì bị xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 91 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:

"Điều 91. Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
...
6. Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa.
Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và với thời hạn thích hợp ngắn nhất.
Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội."

Như vậy, nhóm đối tượng trên do đã đủ 16 tuổi nên vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội mà mình gây ra.

Mà theo Điều 91 Bộ luật này thì người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và với thời hạn thích hợp ngắn nhất.

Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi (người chưa thành niên) phạm tội.

Mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 3/4 mức phạt tù mà điều luật quy định.

Người chưa thành niên phạm tội thì có được xóa án tích không?

Theo quy định tại Điều 106 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 19 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về xóa án tích như sau:

Điều 107. Xóa án tích
1. Người dưới 18 tuổi bị kết án được coi là không có án tích, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi;
b) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý;
c) Người bị áp dụng biện pháp tư pháp quy định tại Mục 3 Chương này.
2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đương nhiên được xóa án tích nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) 06 tháng trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) 01 năm trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 02 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù trên 15 năm."

Do nhóm đối tượng trên mới chỉ 17 tuổi nên sẽ áp dụng quy định xóa án tích dành cho người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi như trên.

Trong trường hợp này, nhóm đối tượng trên phạm tội ít nghiêm trọng nên theo quy định sẽ được coi là không có án tích theo quy định trên.

Người chưa thành niên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tuổi vị thành niên là bao nhiêu tuổi? Năng lực hành vi dân sự của người thành niên được xác định như thế nào?
Pháp luật
Thời gian tạm giữ tối đa đối với người chưa thành niên theo thủ tục hành chính là bao lâu theo quy định?
Pháp luật
Khi nào người chưa thành niên được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính? Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính là gì?
Pháp luật
Người chưa thành niên có người giám hộ gây thiệt hại về tài sản nhưng không đủ khả năng bồi thường thì người giám hộ có đương nhiên bồi thường thay?
Pháp luật
Biện pháp quản lý tại gia đình được áp dụng thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên trong trường hợp nào?
Pháp luật
Người chưa thành niên có thể làm những công việc gì? Thời gian làm việc của người chưa thành niên được quy định thế nào?
Pháp luật
Phòng xử án là gì? Bàn ghế trong phòng xét xử người chưa thành niên được thiết kế theo kiểu nào?
Pháp luật
Người chưa thành niên có được tự mình thực hiện việc tặng cho di sản thừa kế là quyền sử dụng đất cho người khác không?
Pháp luật
Mẫu Quyết định cưỡng chế buộc giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng ra sao?
Pháp luật
Người chưa thành niên được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình thì gia đình có trách nhiệm giám sát thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người chưa thành niên
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
800 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người chưa thành niên
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào