Người chưa đủ 18 tuổi bị phát hiện sử dụng ma túy trái phép thì bị xử lý như thế nào? Sử dụng ma túy trái phép có bị phạt vi phạm hành chính không?
Người chưa đủ 18 tuổi bị phát hiện sử dụng ma túy trái phép thì bị xử lý như thế nào?
Người chưa đủ 18 tuổi nghiện ma túy
Căn cứ theo khoản 5 Điều 27 Luật Phòng, chống ma túy 2021 về xác định trình trạng nghiện ma túy quy định như sau:
"Điều 27. Xác định tình trạng nghiện ma túy
5. Người được đề nghị xác định tình trạng nghiện ma túy có quyền và trách nhiệm sau đây:
a) Được bảo đảm danh dự, nhân phẩm; hỗ trợ đi lại, ăn ở, điều trị hội chứng cai và các bệnh kèm theo trong thời gian xác định tình trạng nghiện ma túy;
b) Chấp hành, nội quy, quy chế của cơ sở xác định tình trạng nghiện ma túy; khai báo trung thực với nhân viên y tế về tiền sử sử dụng ma túy, các biểu hiện của việc sử dụng ma túy;
c) Người từ đủ 18 tuổi trở lên hoặc cha, mẹ, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp của người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều này khi nhận được kết quả xác định là nghiện ma túy có trách nhiệm đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện theo quy định tại Điều 28 của Luật này hoặc đăng ký điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế trong trường hợp nghiện các chất dạng thuốc phiện với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú."
Như vậy có thể thấy đối với người từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi nếu đã được xác định dương tính với ma túy thì phải đăng ký cai nghiện mà túy tự nguyện hoặc đăng ký điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế trong trường hợp nghiện các chất dạng thuốc phiện với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.
Người nhà phải có trách nhiệm đăng ký cai nghiện tự nguyện cho em của bạn nếu không sẽ phải vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Điều 33 Luật Phòng chống, ma túy 2021:
"Điều 33. Cai nghiện ma túy cho người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi
1. Người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt cai nghiện ma túy tự nguyện;
b) Trong thời gian cai nghiện ma túy tự nguyện bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy;
c) Người nghiện ma túy các chất dạng thuốc phiện không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế hoặc bị chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế do vi phạm quy định về điều trị nghiện.
2. Người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có trách nhiệm sau đây:
a) Tuân thủ các quy định về cai nghiện ma túy bắt buộc, nội quy, quy chế và chịu sự quản lý, giáo dục, điều trị của cơ sở cai nghiện bắt buộc;
b) Tham gia các hoạt động điều trị, chữa bệnh, giáo dục, tư vấn, học văn hóa, học nghề, lao động trị liệu và các hoạt động phục hồi hành vi, nhân cách.
3. Thời hạn cai nghiện ma túy bắt buộc đối với người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi là từ đủ 06 tháng đến 12 tháng.
4. Việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc do Tòa án nhân dân cấp huyện quyết định và không phải là biện pháp xử lý hành chính.
5. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc."
Biện pháp cai nghiện ma túy bao gồm những biện pháp nào?
Theo Điều 28 Luật Phòng, chống ma túy 2021 quy định về biện pháp cai nghiện như sau:
"Điều 28. Các biện pháp cai nghiện ma túy
1. Biện pháp cai nghiện ma túy bao gồm:
a) Cai nghiện ma túy tự nguyện;
b) Cai nghiện ma túy bắt buộc.
2. Biện pháp cai nghiện ma túy tự nguyện được thực hiện tại gia đình, cộng đồng hoặc tại cơ sở cai nghiện ma túy; biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc được thực hiện tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập."
Sử dụng ma túy trái phép có bị phạt vi phạm hành chính không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về xử lý vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy như sau:
"Điều 23. Vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy;
c) Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua, bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy."
Theo căn cứ pháp luật vừa nêu trên thì đối với hành vi sự dụng trái phép chất ma túy thì có thể bị xử lý vi phạm với hình phạt cản cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Được từ chối kết quả trúng đấu giá không? Nếu được từ chối kết quả trúng đấu giá thì ai là người trúng đấu giá?
- Lĩnh vực tài chính ngân hàng và bảo hiểm có là lĩnh vực hoạt động của hợp tác xã hay không theo quy định?
- Kho ngoại quan là kho, bãi lưu trữ hàng hóa chờ xuất khẩu hay chờ nhập khẩu theo quy định pháp luật?
- Giao dịch nội bộ của hợp tác xã gồm các hoạt động nào? Tăng tỷ lệ giá trị giao dịch nội bộ có là tiêu chí xét thụ hưởng chính sách của Nhà nước?
- Báo cáo của Tổ chức đấu thầu phát hành trái phiếu doanh nghiệp đối với trái phiếu phát hành tại thị trường trong nước theo Thông tư 76/2024 thế nào?