Người chủ trì hội nghị người lao động có bắt buộc phải là Tổng giám đốc của công ty không? Thư ký hội nghị phải làm những công việc gì?

Công ty tôi là công ty liên doanh, tổng giám đốc là người nước ngoài và là người đại diện theo pháp luật của công ty. Để tránh bất đồng ngôn ngữ nên trong hội nghị người lao động công ty tôi bầu Phó tổng giám đốc là người Việt Nam vào đoàn chủ tịch, Phó tổng giám đốc đại diện người lao động trả lời các câu hỏi của người lao động và cũng là người ký tên vào biên bản cuộc họp. Có ý kiến cho rằng người đại diện ký tên vào biên bản phải là tổng giám đốc chứ phó tổng giám đốc không ký được. Đây là câu hỏi của anh Minh Tùng đến từ Đà Nẵng.

Người chủ trì hội nghị người lao động có bắt buộc phải là Tổng giám đốc của công ty không?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 47 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Hội nghị người lao động
1. Hội nghị người lao động do người sử dụng lao động phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) và nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) tổ chức hằng năm theo hình thức hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu.
2. Nội dung hội nghị người lao động thực hiện theo quy định tại Điều 64 của Bộ luật Lao động và các nội dung khác do hai bên thỏa thuận.
3. Hình thức tổ chức hội nghị, nội dung, thành phần tham gia, thời gian, địa điểm, quy trình, trách nhiệm tổ chức thực hiện và hình thức phổ biến kết quả hội nghị người lao động thực hiện theo quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc quy định tại Điều 48 Nghị định này.

Theo đó căn cứ tại tiết 3.1 tiểu mục 3 Mục I Phần I Hướng dẫn 41/HD-TLĐ năm 2021 thì:

TRÌNH TỰ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NLĐ
...
3. Tổ chức hội nghị cấp doanh nghiệp
3.1. Cơ quan điều hành, giúp việc hội nghị
- Chủ trì hội nghị: Là người điều hành hội nghị và giải quyết các vấn đề phát sinh tại hội nghị theo thẩm quyền. Chủ trì hội nghị gồm 02 thành viên, một người đại diện cho NSDLĐ, một người đại diện cho ban chấp hành công đoàn, được đề xuất từ phía các bên và tiến hành bầu tại hội nghị. Hai thành viên chủ trì hội nghị bình đẳng về quyền, phân công nhiệm vụ điều hành phù hợp, tương xứng với vai trò, trách nhiệm của từng thành viên. Trong trường hợp hai thành viên không thống nhất được về một vấn đề cụ thể thì xin ý kiến hội nghị.
...

Như vậy, trường hợp này không quy định bắt buộc phải là chức danh nào làm chủ trì hội nghị, nếu người đại diện sử dụng lao động ủy quyền cho Phó tổng giám đốc làm đại diện chủ trì hội nghị thì lúc này Phó tổng giám đốc ký vào biên bản với tư cách là người chủ trì là phù hợp theo quy định.

Lao động

Hội nghị người lao động (Hình từ Internet)

Thư ký hội nghị người lao động sẽ làm những công việc gì?

Theo đó căn cứ tại tiết 3.1 tiểu mục 3 Mục I Phần I Hướng dẫn 41/HD-TLĐ năm 2021 thì:

TRÌNH TỰ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NLĐ
...
3. Tổ chức hội nghị cấp doanh nghiệp
3.1. Cơ quan điều hành, giúp việc hội nghị
...
- Thư ký hội nghị: Là người ghi chép biên bản hội nghị, giúp chủ trì hội nghị xử lý các vấn đề liên quan đến hội nghị, hoàn thiện các văn bản hội nghị ngay sau khi hội nghị kết thúc. Thư ký hội nghị gồm 02 thành viên do người chủ trì hội nghị của các bên (NSDLĐ và tổ chức công đoàn hoặc đại diện tập thể NLĐ) cử.

Như vậy, thư ký hội nghị người lao động là người ghi chép biên bản hội nghị, giúp chủ trì hội nghị xử lý các vấn đề liên quan đến hội nghị, hoàn thiện các văn bản hội nghị ngay sau khi hội nghị kết thúc.

Thư ký hội nghị gồm 02 thành viên do người chủ trì hội nghị của các bên (NSDLĐ và tổ chức công đoàn hoặc đại diện tập thể NLĐ) cử.

Diễn biến của hội nghị người lao động được quy định như thế nào?

Căn cứ tại tiết 3.2 tiểu mục 3 Mục I Phần III Hướng dẫn 41/HD-TLĐ năm 2021 thì:

TRÌNH TỰ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NLĐ
...
3. Tổ chức hội nghị cấp doanh nghiệp
...
3.2. Diễn tiến hội nghị
- Chào cờ (khuyến khích).
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
- Bầu chủ trì hội nghị; chủ trì lên điều hành hội nghị.
- Đại diện NSDLĐ và đại diện công đoàn trình bày các báo cáo theo phân công.
- Đại biểu thảo luận, chất vấn tại hội nghị.
- Mời lãnh đạo phát biểu (nếu có).
- Chủ trì hội nghị tiếp thu ý kiến góp ý và trả lời kiến nghị thuộc trách nhiệm; kết luận thông qua các báo cáo, nội quy, quy chế nội bộ và TƯLĐTT (nếu có).
- Ký kết TƯLĐTT (nếu có).
- Bầu hoặc công bố thành viên tham gia đối thoại bên NLĐ (nếu có).
- Bầu Ban Thanh tra nhân dân đối với doanh nghiệp nhà nước (nếu có).
- Khen thưởng, phát động thi đua, ký kết giao ước thi đua (nếu có).
- Biểu quyết thông qua Nghị quyết hoặc những nội dung chính của Biên bản hội nghị (viết chung là Nghị quyết).
- Bế mạc hội nghị.
Lưu ý: Nếu tổ chức hội nghị bằng hình thức trực tuyến thì công đoàn đề xuất với NSDLĐ quy định rõ trong quy chế tổ chức hội nghị một số nội dung sau: 1) địa chỉ đăng nhập, có xác thực OTP, theo tên đăng nhập và mật khẩu được đơn vị cấp trong thời gian diễn ra hội nghị; 2) cách thức biểu quyết, thảo luận; 3) hình thức bỏ phiếu trực tuyến (bỏ phiếu điện tử hoặc bỏ phiếu từ xa), mẫu phiếu có gắn QR code, thời gian, thời lượng bỏ phiếu, phiếu hợp lệ, không hợp lệ, xác nhận kết quả bỏ phiếu; 4) bảo đảm đầy đủ điều kiện về trang thiết bị, đường truyền, công tác bảo mật; 5) hướng dẫn, tập duyệt trước cho đại biểu tham dự hội nghị các nội dung trên.

Như vậy, diễn biến của hội nghị người lao động được quy định như trên.

Hội nghị người lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quy trình tổ chức Hội nghị người lao động
Pháp luật
Mẫu biên bản hội nghị người lao động mới nhất là mẫu nào? Hội nghị người lao động được tổ chức từ cấp nào?
Pháp luật
Mẫu Nghị quyết hội nghị người lao động mới nhất hiện nay? Hội nghị người lao động tổ chức khi nào?
Pháp luật
Người chủ trì hội nghị người lao động có bắt buộc phải là Tổng giám đốc của công ty không? Thư ký hội nghị phải làm những công việc gì?
Pháp luật
Thời gian tổ chức hội nghị người lao động là do pháp luật quy định hay do doanh nghiệp tự quyết định?
Pháp luật
Có được miễn tổ chức hội nghị người lao động khi doanh nghiệp có dưới 10 người lao động không? Hội nghị này sẽ có những nội dung nào?
Pháp luật
Mẫu diễn văn khai mạc hội nghị người lao động hay nhất? Tải mẫu diễn văn khai mạc hội nghị người lao động ở đâu?
Pháp luật
Hội nghị người lao động tại doanh nghiệp nhà nước được tổ chức bao lâu một lần? Thành phần tham dự hội nghị gồm có ai?
Pháp luật
Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định thành phần dự hội nghị người lao động tại doanh nghiệp nhà nước như thế nào?
Pháp luật
Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định khi nào thì Hội nghị người lao động được tổ chức bất thường?
Pháp luật
Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định Hội nghị người lao động được tổ chức định kỳ bao lâu một lần?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hội nghị người lao động
3,470 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hội nghị người lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hội nghị người lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào