Người cho vay nặng lãi thuê xã hội đen để đòi nợ thì khung hình phạt lúc này sẽ được tính như thế nào?

Phải làm gì để bảo vệ mình khi bị cho vay tiền với lãi suất quá cao? Người cho vay nặng lãi thuê xã hội đen để đòi nợ thì khung hình phạt lúc này sẽ được tính như thế nào? - Câu hỏi của chị Thủy (Quận 6, TPHCM).

Phải làm gì để bảo vệ mình khi bị cho vay tiền với lãi suất quá cao?

Theo quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 khi cho vay các bên được quyền thỏa thuận với nhau về lãi suất, tuy nhiên không được vượt quá 20%/năm, nếu lãi suất cho vay vượt quá mức cho phép thì số lãi vượt quá đó sẽ không có hiệu lực. Đây cũng là quy định nêu tại Điều 9 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:

Xử lý thỏa thuận về lãi, lãi suất cao hơn mức lãi, lãi suất được pháp luật quy định
Hợp đồng vay tài sản có thỏa thuận về lãi suất, lãi trên nợ gốc quá hạn, lãi trên nợ lãi quá hạn cao hơn mức lãi suất, lãi trên nợ gốc quá hạn, lãi trên nợ lãi quá hạn được pháp luật quy định thì mức lãi suất, lãi trên nợ gốc quá hạn, lãi trên nợ lãi quá hạn vượt quá không có hiệu lực

Do đó, bên vay tiền với lãi suất quá cao (cho vay nặng lãi) có thể làm đơn khởi kiện, yêu cầu Tòa án tuyên bố phần lãi suất vượt quá vô hiệu.

Theo đó, để khởi kiện người đi vay phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau:

- Đơn khởi kiện;

- Bản sao hợp đồng vay tiền, giấy vay tiền…

- Bản sao chứng thực giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân, hộ chiếu, căn cước công dân, sổ hộ khẩu… của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan…

- Các tài liệu, chứng cứ khác.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ nêu trên, người khởi kiện có thể nộp đến Tòa án có thẩm quyền thông qua cách nộp trực tiếp tại Tòa, gửi theo đường bưu điện hoặc gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử thông qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Người cho vay nặng lãi thuê xã hội đen để đòi nợ thì khung hình phạt lúc này sẽ được tính như thế nào?

Người cho vay nặng lãi thuê xã hội đen để đòi nợ thì khung hình phạt lúc này sẽ được tính như thế nào?

Người cho vay nặng lãi có thể bị ở tù hay không?

Tại Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm i khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự như sau:

Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự
1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Người cho vay nặng lãi có thể bị ở tù khi cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Người cho vay nặng lãi thuê xã hội đen để đòi nợ thì khung hình phạt lúc này sẽ được tính như thế nào?

Tại khoản 4 Điều 7 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐ-TP quy định như sau:

Truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp cụ thể
...
3. Trường hợp người thực hiện nhiều lần hành vi cho vay lãi nặng, trong đó có một lần cho vay lãi nặng, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên và hành vi cho vay lãi nặng này chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; còn các hành vi cho vay lãi nặng khác thu lợi bất chính dưới 30.000.000 đồng, các hành vi này chưa bị xử phạt vi phạm hành chính và chưa hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt tương ứng với tổng số tiền thu lợi bất chính của các lần cho vay lãi nặng, không áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.
4. Trường hợp người cho vay lãi nặng thực hiện nhiều hành vi khác nhau liên quan đến việc đòi nợ (như: dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần, gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe hoặc có hành vi khác để lấy tài sản,...) thì tùy từng trường hợp họ còn bị xử lý hình sự về tội phạm tương ứng, nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
5. Trường hợp người cho vay lãi nặng nhằm thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên, nhưng vì nguyên nhân ngoài ý muốn mà người cho vay chưa thu lợi bất chính hoặc đã thu lợi bất chính dưới 30.000.000 đồng, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khung hình phạt tương ứng với tổng số tiền thu lợi bất chính mà họ nhằm đạt được. Việc xác định số tiền thu lợi bất chính được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 6 Nghị quyết này. Khi quyết định hình phạt, Tòa án áp dụng Điều 15 và khoản 3 Điều 57 của Bộ luật Hình sự về phạm tội chưa đạt.

Theo đó, người cho vay nặng lãi thuê xã hội đen để đòi nợ thì tùy từng trường hợp họ còn bị xử lý hình sự về tội phạm tương ứng, nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Khung hình phạt sẽ được tổng hợp lại theo nguyên tắc của pháp luật hình sự hiện hành.

Cho vay nặng lãi
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tài sản nào thu được từ hoạt động cho vay lãi nặng sẽ sung quỹ nhà nước? Người phạm tội cho vay lãi nặng có thể bị phạt tù 3 năm đúng không?
Pháp luật
Có phạm tội cho vay nặng lãi khi đòi lại tiền từ người mà mình đã đứng tên vay và trả nợ giùm hay không?
Pháp luật
Cho vay tiền với lãi suất mấy nghìn đồng trên 01 triệu/1 ngày thì được coi là cho vay nặng lãi?
Pháp luật
Vay tiền nóng xã hội đen là gì? Khi vay tiền các bên được thoả thuận mức lãi suất tối đa là bao nhiêu?
Pháp luật
Cho vay nặng lãi là gì? Cho vay tiền với lãi suất 3%/tháng có được xem là cho vay nặng lãi không?
Pháp luật
Cho vay với lãi suất bao nhiêu thì xem là cho vay nặng lãi? Người cho vay nặng lãi bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp nào?
Pháp luật
Người cho vay nặng lãi nếu bị kiện ra pháp luật thì có bị tịch thu tài sản sung vào quỹ nhà nước hay không?
Pháp luật
Người cho vay nặng lãi thuê xã hội đen để đòi nợ thì khung hình phạt lúc này sẽ được tính như thế nào?
Pháp luật
Công ty cầm đồ cho vay bị điều tra sai phạm về việc cho vay nặng lãi thì người vay có được xóa nợ vay không?
Pháp luật
Cho vay nặng lãi với thế chấp bằng ảnh hoặc clip khỏa thân thì cá nhân sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội cưỡng đoạt tài sản hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cho vay nặng lãi
4,799 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cho vay nặng lãi
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: