Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán lẻ thuốc cổ truyền có bắt buộc phải có thời gian thực hành chuyên môn tại cơ sở dược không?
- Cơ sở kinh doanh dược có bao gồm cơ sở bán lẻ thuốc cổ truyền không?
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán lẻ thuốc cổ truyền có bắt buộc phải có thời gian thực hành chuyên môn tại cơ sở dược không?
- Trong toàn bộ thời gian hoạt động của cơ sở dược người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán lẻ thuốc cổ truyền được vắng mặt khi nào?
Cơ sở kinh doanh dược có bao gồm cơ sở bán lẻ thuốc cổ truyền không?
Tại Điều 32 Luật Dược 2016 quy định như sau:
Hoạt động kinh doanh dược và cơ sở kinh doanh dược
1. Hoạt động kinh doanh dược bao gồm:
a) Kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
b) Kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
c) Kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
d) Kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng;
đ) Kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh học của thuốc.
2. Cơ sở kinh doanh dược bao gồm:
a) Cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
b) Cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
c) Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
d) Cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
đ) Cơ sở bán lẻ thuốc bao gồm nhà thuốc, quầy thuốc, tủ thuốc trạm y tế xã, cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền;
e) Cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
g) Cơ sở kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng;
h) Cơ sở kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh học của thuốc.
Theo đó, cơ sở kinh doanh dược bao gồm cơ sở bán lẻ thuốc cổ truyền.
Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán lẻ thuốc cổ truyền (Hình từ Internet)
Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán lẻ thuốc cổ truyền có bắt buộc phải có thời gian thực hành chuyên môn tại cơ sở dược không?
Căn cứ điểm đ khoản 2 Điều 69 Luật Dược 2016 quy định như sau:
Kinh doanh thuốc cổ truyền
...
2. Cơ sở sản xuất thuốc cổ truyền lưu hành toàn quốc, cơ sở bán lẻ thuốc cổ truyền phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
…
đ) Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán lẻ thuốc cổ truyền thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 18 của Luật này.
...
Cụ thể, tại Điều 18 Luật Dược 2016 quy định như sau:
Điều kiện đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán lẻ thuốc
...
4. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền phải có một trong các văn bằng chuyên môn quy định tại điểm a, c, e, g, i hoặc l khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 01 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 13 của Luật này.
Do đó, đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán lẻ thuốc cổ truyền thì phải có 01 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 13 Luật Dược 2016: Bằng tốt nghiệp đại học ngành y học cổ truyền hoặc đại học ngành dược cổ truyền.
Có nghĩa là nếu không thực hành tại cơ sở dược thì phải thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền.
Trong toàn bộ thời gian hoạt động của cơ sở dược người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán lẻ thuốc cổ truyền được vắng mặt khi nào?
Trong toàn bộ thời gian hoạt động của cơ sở dược người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán lẻ thuốc cổ truyền được vắng mặt khi nào thì theo khoản 2 Điều 31 Luật Dược 2016 quy định như sau:
Nghĩa vụ của người hành nghề dược
1. Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp trong hành nghề dược.
2. Người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở bán lẻ thuốc phải có mặt trong toàn bộ thời gian hoạt động của cơ sở dược, trừ trường hợp ủy quyền khi vắng mặt theo quy định tại khoản 3 Điều 30 của Luật này.
3. Chỉ chịu trách nhiệm chuyên môn đối với một cơ sở kinh doanh dược và tại một địa điểm kinh doanh dược.
4. Hành nghề dược theo đúng phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong Chứng chỉ hành nghề dược và quy định chuyên môn kỹ thuật.
5. Chấp hành quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp có dịch bệnh nguy hiểm, thiên tai, thảm họa.
6. Hoàn thành chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề dược hoặc kể từ ngày có giấy xác nhận hoàn thành chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược gần nhất.
7. Thông báo với cơ quan, người có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức hành nghề dược của người hành nghề dược khác và phải chịu trách nhiệm về những thông tin đã thông báo.
Theo đó, người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở bán lẻ thuốc cổ truyền phải có mặt trong toàn bộ thời gian hoạt động của cơ sở dược, trừ trường hợp ủy quyền khi vắng mặt theo quy định tại khoản 3 Điều 30 Luật Dược 2016 cụ thể: Người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở kinh doanh dược được ủy quyền cho người có Chứng chỉ hành nghề dược phù hợp khi vắng mặt để chịu trách nhiệm chuyên môn theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đối tượng được phép vận chuyển chất thải nguy hại gồm những đơn vị nào? Xe chở chất thải nguy hại có phải gắn thiết bị theo dõi không?
- Chở quá số người quy định thì phạt chủ xe hay tài xế xe khách? Có bị trừ điểm GPLX theo Nghị định 168?
- Đất khu vui chơi giải trí công cộng là đất gì? Có thu tiền sử dụng đất đối với đất khu vui chơi giải trí công cộng không nhằm mục đích kinh doanh?
- Giấy phép hoạt động phương tiện giao thông thông minh 2025 mới nhất? Phương tiện giao thông thông minh là gì?
- Chế phẩm sinh học dùng trong thú y là gì? Hồ sơ đăng ký lưu hành thuốc thú y mới dạng chế phẩm sinh học gồm những gì?