Người câm có thể tham gia tố tụng hành chính bằng ngôn ngữ ký hiệu của riêng mình hay không theo quy định pháp luật?

Cho tôi được hỏi: Người câm có thể tham gia tố tụng hành chính bằng ngôn ngữ ký hiệu của riêng mình hay không? Anh trai của người này có thể làm người phiên dịch tham gia tố tụng cùng với em mình không? Anh M.P (Long An).

Người câm có thể tham gia tố tụng hành chính bằng ngôn ngữ ký hiệu của riêng mình hay không?

Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hành chính được quy định tại Điều 21 Luật Tố tụng hành chính 2015, theo đó:

Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hành chính
Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hành chính là tiếng Việt.
Người tham gia tố tụng hành chính có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình; trường hợp này phải có người phiên dịch.
Người tham gia tố tụng hành chính là người khuyết tật nghe, người khuyết tật nói hoặc người khuyết tật nhìn có quyền dùng ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật; trường hợp này phải có người biết nghe, nói bằng ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng của người khuyết tật để dịch lại.

Theo quy định thì người câm (người khuyết tật nói) cũng được tham gia trong các vụ án hành chính.

Người tham gia tố tụng hành chính là người câm có quyền dùng ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật; trường hợp này phải có người biết nghe, nói bằng ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng của người khuyết tật để dịch lại.

Người câm có thể tham gia tố tụng hành chính bằng ngôn ngữ ký hiệu của riêng mình hay không?

Người câm có thể tham gia tố tụng hành chính bằng ngôn ngữ ký hiệu của riêng mình hay không? (Hình từ Internet)

Người phiên dịch của người câm khi tham gia tố tụng hành chính có thể là anh trai của người đó hay không?

Người phiên dịch được quy định tại Điều 64 Luật Tố tụng hành chính 2015, theo đó:

Người phiên dịch
1. Người phiên dịch là người có khả năng dịch từ một ngôn ngữ khác ra tiếng Việt và ngược lại trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt. Người phiên dịch được một bên đương sự lựa chọn hoặc các bên đương sự thỏa thuận lựa chọn và được Tòa án chấp nhận hoặc được Tòa án yêu cầu để phiên dịch.
Người biết chữ của người khuyết tật nhìn hoặc người biết nghe, nói bằng ngôn ngữ, ký hiệu của người khuyết tật nghe, người khuyết tật nói cũng được coi là người phiên dịch.
Trường hợp chỉ có người đại diện hoặc người thân thích của người khuyết tật nhìn hoặc người khuyết tật nghe, người khuyết tật nói biết được ngôn ngữ, ký hiệu của họ thì người đại diện hoặc người thân thích có thể được Tòa án chấp nhận làm phiên dịch cho người khuyết tật đó.
2. Người phiên dịch có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án;
b) Phiên dịch trung thực, khách quan, đúng nghĩa;
c) Đề nghị người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng giải thích thêm lời nói cần phiên dịch;
d) Không được tiếp xúc với những người tham gia tố tụng khác nếu việc tiếp xúc đó ảnh hưởng đến tính trung thực, khách quan, đúng nghĩa khi phiên dịch;
đ) Được thanh toán các khoản chi phí theo quy định của pháp luật;
e) Cam đoan trước Tòa án về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
3. Người phiên dịch phải từ chối hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:
a) Đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự;
b) Đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định trong cùng vụ án đó;
c) Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên;
d) Có căn cứ rõ ràng khác cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.

Theo quy định thì người biết nghe, nói bằng ngôn ngữ, ký hiệu của người khuyết tật nghe, người khuyết tật nói cũng được coi là người phiên dịch.

Trường hợp chỉ có người đại diện hoặc người thân thích của người khuyết tật nói biết được ngôn ngữ, ký hiệu của họ thì người đại diện hoặc người thân thích có thể được Tòa án chấp nhận làm phiên dịch cho người khuyết tật đó.

Cho nên, người phiên dịch của người câm khi tham gia tố tụng hành chính có thể là anh trai của người đó nếu được Tòa án chấp nhận theo như quy định này.

Người phiên dịch của người câm đồng thời là anh trai của họ thì có được trả thù lao phiên dịch hay không?

Trách nhiệm trả chi phí cho người phiên dịch được quy định tại Điều 51 Pháp lệnh chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng 2012 , theo đó:

Trách nhiệm trả chi phí cho người phiên dịch
Cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập người phiên dịch có trách nhiệm thanh toán chi phí cho người phiên dịch. Chi phí cho người phiên dịch được lấy từ kinh phí hoạt động hằng năm của cơ quan tiến hành tố tụng.
Đồng thời chi phí cho người phiên dịch do cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập được định tại Điều 52 Luật Tố tụng hành chính 2015, theo đó:
Mức chi phí cho người phiên dịch
1. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, chi phí cho người phiên dịch do cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập bao gồm một hoặc một số chi phí sau đây:
a) Chi phí tiền công cho người phiên dịch;
b) Chi phí đi lại;
c) Chi phí lưu trú;
d) Các chi phí khác theo quy định của pháp luật;

Như vậy, cơ quan tiến hành tố tụng khi triệu tập anh trai người câm để làm người phiên dịch thì có trách nhiệm thanh toán chi phí cho người phiên dịch. Chi phí cho người phiên dịch có thể bao gồm một hoặc một số chi phí như: Chi phí tiền công, phí đi lại, phí lưu trú hoặc những chi phí khác…

1,046 lượt xem
Tố tụng hành chính Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Tố tụng hành chính
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Bảo đảm sự vô tư, khách quan trong tố tụng hành chính
Pháp luật
Vụ án hành chính có yếu tố nước ngoài là vụ án nào? Người nước ngoài có quyền tố tụng hành chính như công dân Việt Nam không?
Pháp luật
Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
Pháp luật
Luật Tố tụng hành chính quy định những gì và áp dụng cho những hoạt động nào? Quy định về việc tuân thủ pháp luật trong tố tụng hành chính?
Pháp luật
Quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức làm việc trong các cơ quan của Đảng có phải là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính?
Pháp luật
Trong tố tụng hành chính, mẫu quyết định công nhận kết quả đối thoại thành, đình chỉ giải quyết vụ án là mẫu nào?
Pháp luật
Mẫu thông báo nộp tiền tạm ứng chi phí tố tụng trong tố tụng hành chính mới nhất? Hướng dẫn viết?
Pháp luật
Trong tố tụng hành chính, Tòa án trả lại đơn kháng cáo trong trường hợp nào theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Mẫu thông báo trả lại đơn kháng cáo trong tố tụng hành chính mới nhất hiện nay? Hướng dẫn cách viết mẫu?
Pháp luật
Mẫu thông báo nộp tiền tạm ứng án phí trong tố tụng hành chính mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu này thế nào?
Pháp luật
Trong tố tụng hành chính, biên bản về kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ là mẫu nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tố tụng hành chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tố tụng hành chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào