Người cai nghiện tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập sẽ bị xử lý kỷ luật trong trường hợp nào?
Trong trường hợp nào thì người cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập sẽ bị xử lý kỷ luật?
Theo quy định tại Điều 17 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 29/2022/TT-BLĐTBXH:
Trường hợp bị xử lý kỷ luật
1. Người đang trong thời gian cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập có hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 4, Nội quy của cơ sở cai nghiện ma túy thì bị xem xét xử lý kỷ luật.
2. Trường hợp người cai nghiện ma túy có hành vi vi phạm đang trong thời hạn xử lý kỷ luật nhưng có hành vi gây nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng của bản thân hoặc người cai nghiện khác; chống người thi hành công vụ; gây mất trật tự, an toàn của cơ sở cai nghiện thì Giám đốc cơ sở cai nghiện áp dụng ngay biện pháp phòng ngừa hoặc tạm thời đưa vào quản lý tại khu dành riêng cho đối tượng vi phạm theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 Quy chế này.
Theo đó, người cai nghiện trong thời gian cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập sẽ bị xử lý kỷ luật trong những trường hợp thực hiện hành vi bị cấm theo nội quy của cơ sở cai nghiện ma túy, ví dụ như:
- Trốn, tổ chức trốn khỏi cơ sở cai nghiện;
- Tự sát, tự gây thương tích, hủy hoại thân thể hoặc giúp người khác tự sát, tự gây thương tích, hủy hoại thân thể;
- Đưa vào, tàng trữ, sử dụng các đồ vật, vật phẩm, chất cấm trong cơ sở cai nghiện;
- Tự ý thay đổi chỗ nằm trong phòng ở;
- Xúi giục, lôi kéo, cưỡng bức, hỗ trợ người khác cản trở người thi hành công vụ...
Người cai nghiện tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập sẽ bị xử lý kỷ luật trong trường hợp nào? (Hình ảnh từ Internet)
Việc xử lý kỷ luật người cai nghiện được thực hiện theo nguyên tắc như thế nào?
Theo Điều 18 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 29/2022/TT-BLĐTBXH quy định về nguyên tắc xử lý kỷ luật; thời hiệu, thời hạn xem xét kỷ luật; trường hợp không xem xét kỷ luật, miễn trách nhiệm kỷ luật:
Nguyên tắc xử lý kỷ luật; thời hiệu, thời hạn xem xét kỷ luật; trường hợp không xem xét kỷ luật, miễn trách nhiệm kỷ luật
1. Nguyên tắc xử lý kỷ luật
a) Khách quan, công bằng; công khai, minh bạch; nghiêm minh, đúng quy định tại Quy chế này và các quy định pháp luật khác có liên quan;
b) Mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử lý một lần bằng một hình thức kỷ luật. Trong cùng một thời điểm xem xét xử lý kỷ luật, nếu người cai nghiện có từ 02 hành vi vi phạm trở lên thì bị xử lý kỷ luật về từng hành vi vi phạm và áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm nặng nhất;
c) Khi xem xét xử lý kỷ luật phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, thái độ tiếp thu và sửa chữa, việc khắc phục khuyết điểm, vi phạm, hậu quả đã gây ra.
2. Thời hiệu, thời hạn xem xét kỷ luật
a) Thời hiệu xử lý kỷ luật là khoảng thời gian mà khi hết thời gian đó thì người cai nghiện có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật đối với người cai nghiện tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập là 30 ngày tính từ thời điểm người đó có hành vi vi phạm;
b) Thời hạn xử lý kỷ luật đối với người cai nghiện là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của Giám đốc cơ sở cai nghiện ma túy. Thời hạn xử lý kỷ luật đối với người cai nghiện không quá 15 ngày tính từ thời điểm phát hiện người đó có hành vi vi phạm; trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian kiểm tra, xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 30 ngày.
3. Trường hợp chưa xem xét kỷ luật, miễn trách nhiệm kỷ luật
...
Theo đó, việc xử lý kỷ luật người cai nghiện được thực hiện theo nguyên tắc:
- Khách quan, công bằng; công khai, minh bạch; nghiêm minh, đúng quy định;
- Mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử lý một lần bằng một hình thức kỷ luật. Trường hợp có 02 hành vi vi phạm trở lên cùng thời điểm thì bị xử lý kỷ luật về từng hành vi vi phạm và áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm nặng nhất;
- Khi xem xét xử lý kỷ luật phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, thái độ tiếp thu và sửa chữa, việc khắc phục khuyết điểm, vi phạm, hậu quả đã gây ra.
Hình thức xử lý kỷ luật đối với người cai nghiện như thế nào?
Quy định tại Điều 20 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 29/2022/TT-BLĐTBXH có các hình thức xử lý kỷ luật sau:
Hình thức kỷ luật
1. Người cai nghiện vi phạm thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị kỷ luật bằng một trong các hình thức kỷ luật chính:
a) Phê bình;
b) Cảnh cáo;
c) Đưa vào quản lý tại khu dành riêng từ 05 đến 10 ngày. Trong thời gian này không được thăm gặp thân nhân.
2. Ngoài các hình thức kỷ luật quy định tại khoản 1 Điều này, người cai nghiện có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật bổ sung sau:
a) Hạn chế số lần thăm gặp thân nhân, số lần liên lạc bằng điện thoại;
b) Hạn chế số lần và số lượng nhận quà.
3. Người cai nghiện nếu gây thiệt hại về tài sản của cơ quan nhà nước, của tập thể hoặc cá nhân, gây tổn hại đến sức khỏe của người khác thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Việc áp dụng các hình thức kỷ luật trên được quy định tại Điều 21 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 29/2022/TT-BLĐTBXH:
Áp dụng hình thức kỷ luật
1. Hình thức kỷ luật phê bình được áp dụng đối với trường hợp sau:
a) Có hành vi vi phạm theo quy định tại điểm d, e khoản 2 Điều 4, Nội quy của cơ sở cai nghiện ma túy công lập;
b) Có một trong các tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 20 Quy chế này.
2. Hình thức kỷ luật cảnh cáo được áp dụng đối với trường hợp sau:
a) Đã bị áp dụng hình thức phê bình;
b) Có hành vi vi phạm theo quy định tại điểm g, h, i, k khoản 2 Điều 4 Mẫu số 01 về Nội quy của cơ sở cai nghiện ma túy công lập;
c) Có một trong các tình tiết tăng nặng quy định tại khoản 2 Điều 20 Quy chế này;
d) Người bị áp dụng hình thức cảnh cáo có thể bị áp dụng một trong các hình thức kỷ luật bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 21 Quy chế này.
3. Hình thức kỷ luật đưa vào quản lý tại khu dành riêng được áp dụng đối với trường hợp sau:
a) Đã bị áp dụng hình thức cảnh cáo;
b) Có hành vi vi phạm theo quy định tại điểm a, b, c, đ khoản 2 Điều 4, Nội quy của cơ sở cai nghiện ma túy công lập;
c) Có một trong các tình tiết tăng nặng quy định tại khoản 2 Điều 20 Quy chế này;
d) Người bị áp dụng hình thức đưa vào quản lý tại khu dành riêng đồng thời bị áp dụng các hình thức bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 21 Quy chế này.
Theo đó, các hình thức kỷ luật người cai nghiện bao gồm;
- Phê bình;
- Cảnh cáo;
- Đưa vào quản lý tại khu dành riêng.
Tùy vào múc độ, tính chất, hành vi vi phạm của người cai nghiện để áp dụng hình thức cai nghiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?