Người cai nghiện ma túy tự nguyện được hỗ trợ kinh phí trong trường hợp nào? Các bước để cai nghiện ma túy như thế nào?
Các bước để cai nghiện ma túy như thế nào?
Tại Điều 29 Luật Phòng, chống ma túy 2021 có quy định về quy trình cai nghiện ma túy như sau:
Quy trình cai nghiện ma túy
1. Quy trình cai nghiện ma túy bao gồm các giai đoạn sau đây:
a) Tiếp nhận, phân loại;
b) Điều trị cắt cơn, giải độc, điều trị các rối loạn tâm thần, điều trị các bệnh lý khác;
c) Giáo dục, tư vấn, phục hồi hành vi, nhân cách;
d) Lao động trị liệu, học nghề;
đ) Chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng.
2. Việc cai nghiện ma túy bắt buộc phải bảo đảm đầy đủ các giai đoạn quy định tại khoản 1 Điều này; việc cai nghiện ma túy tự nguyện phải bảo đảm hoàn thành đủ 03 giai đoạn quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, các bước cai nghiện ma túy sẽ bao gồm các bước sau:
- Tiếp nhận, phân loại;
- Điều trị cắt cơn, giải độc, điều trị các rối loạn tâm thần, điều trị các bệnh lý khác;
- Giáo dục, tư vấn, phục hồi hành vi, nhân cách;
- Lao động trị liệu, học nghề;
- Chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng.
Người cai nghiện ma túy tự nguyện được hỗ trợ kinh phí trong trường hợp nào? Các bước để cai nghiện ma túy như thế nào? (Hình từ Internet)
Người cai nghiện ma túy tự nguyện được hỗ trợ kinh phí trong trường hợp nào?
Theo quy định tại Điều 30 Luật Phòng, chống ma túy 2021 có quy định về cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng như sau:
Cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng
1. Cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng là việc người nghiện ma túy thực hiện cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng với sự hỗ trợ chuyên môn của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy, sự phối hợp, trợ giúp của gia đình, cộng đồng và chịu sự quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Thời hạn cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng là từ đủ 06 tháng đến 12 tháng.
3. Người cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng khi hoàn thành ít nhất 03 giai đoạn quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 29 của Luật này được hỗ trợ kinh phí.
4. Người cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về cai nghiện ma túy tự nguyện và tuân thủ hướng dẫn của cơ quan chuyên môn;
b) Nộp chi phí liên quan đến cai nghiện ma túy theo quy định.
...
Như vậy, theo quy định như trên, người cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng thì sẽ được hỗ trợ kinh phí khi hoàn thành 3 giai đoạn cai nghiện ma túy là tiếp nhận, phân loại; điều trị cắt cơn, giải độc, điều trị các rối loạn tâm thần, điều trị các bệnh lý khác; giáo dục, tư vấn, phục hồi hành vi, nhân cách;
Mức hỗ trợ kinh phí đối với người cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình là bao nhiêu?
Tại Điều 6 Thông tư 62/2022/TT-BTC có quy định về chi cho công tác tổ chức cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng như sau:
Chi cho công tác tổ chức cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng
1. Chi lập, xét duyệt hồ sơ đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng:
a) Chi tư vấn, hướng dẫn lập hồ sơ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng: Mức chi 30.000 đồng/hồ sơ;
b) Chi họp thẩm định xét duyệt hồ sơ đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng:
- Thành viên tham dự: Mức chi 50.000 đồng/người/buổi;
- Chi nước uống cho người tham dự: Mức chi theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ;
c) Chi hỗ trợ công tác quản lý (văn phòng phẩm, in hồ sơ, mua sổ sách, trang thiết bị phục vụ việc theo dõi, thống kê, lập danh sách, quản lý hồ sơ người cai nghiện ma tuý): Mức chi thanh toán theo thực tế phát sinh trên cơ sở dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hợp đồng, hóa đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp và theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
2. Chi thù lao hàng tháng đối với người được giao nhiệm vụ tư vấn tâm lý, xã hội, quản lý, hỗ trợ các đối tượng cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng theo phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã: Căn cứ khả năng cân đối của ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét quyết định mức thù lao hàng tháng đối với người được giao nhiệm vụ tư vấn tâm lý, xã hội, quản lý, hỗ trợ các đối tượng cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng, tối đa không quá 0,6 (không phẩy sáu) lần mức lương cơ sở hiện hành theo quy định tại điểm a Khoản 4 Điều 34 Nghị định số 116/2021/NĐ-CP.
3. Chi hỗ trợ 01 (một) lần kinh phí cai nghiện đối với người cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng khi hoàn thành ít nhất 03 (ba) giai đoạn theo quy định tại Điều 22, Điều 23 và Điều 24 của Nghị định số 116/2021/NĐ-CP: Mức hỗ trợ tối thiểu bằng mức lương cơ sở hiện hành. Căn cứ khả năng cân đối của ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp cùng cấp xem xét quyết định mức hỗ trợ cao hơn mức lương cơ sở hiện hành.
Như vây, người cai nghiện ma túy tự nguyện sữ được hỗ trợ 1 lần tối thiểu bằng mức lương cơ sở hiện hành khi hoàn thành ít nhất 03 giai đoạn theo quy định tại Điều 22, Điều 23 và Điều 24 Nghị định 116/2021/NĐ-CP. Mức hỗ trợ thực tế sẽ do ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?