Người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính chết mà không có gia đình và thân nhân thì việc mai táng do ai tiến hành?
- Người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính mà bị chết trong thời gian bị tạm giữ thì phải báo ngay cho cơ quan nào?
- Trường hợp người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính chết mà không có gia đình và thân nhân thì việc mai táng do ai tiến hành?
- Biên bản về việc người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính bị chết trong thời gian tạm giữ phải ghi rõ các nội dung gì?
Người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính mà bị chết trong thời gian bị tạm giữ thì phải báo ngay cho cơ quan nào?
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 29 Nghị định 142/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính bị bệnh hoặc chết trong thời gian tạm giữ
...
2. Xử lý đối với trường hợp người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính bị chết trong thời gian tạm giữ:
a) Trường hợp người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính mà bị chết trong thời gian bị tạm giữ thì người ra quyết định tạm giữ phải báo ngay cho cơ quan điều tra, viện kiểm sát có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật, đồng thời, lập biên bản về việc người tạm giữ bị chết và thông báo ngay cho gia đình, thân nhân của người chết biết; gia đình người chết có trách nhiệm mai táng người chết;
...
Như vậy, trường hợp người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính mà bị chết trong thời gian bị tạm giữ thì người ra quyết định tạm giữ phải báo ngay cho cơ quan điều tra, viện kiểm sát có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật, đồng thời, lập biên bản về việc người tạm giữ bị chết và thông báo ngay cho gia đình, thân nhân của người chết biết, gia đình người chết có trách nhiệm mai táng người chết.
Người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính mà bị chết trong thời gian bị tạm giữ (Hình từ Internet)
Trường hợp người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính chết mà không có gia đình và thân nhân thì việc mai táng do ai tiến hành?
Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 29 Nghị định 142/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính bị bệnh hoặc chết trong thời gian tạm giữ
...
2. Xử lý đối với trường hợp người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính bị chết trong thời gian tạm giữ:
...
b) Trường hợp người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính chết mà không có gia đình, thân nhân thì việc mai táng do cơ quan, đơn vị nơi tạm giữ phối hợp với chính quyền địa phương nơi tạm giữ giải quyết việc mai táng; kinh phí mai táng trong trường hợp này do ngân sách nhà nước chi trả theo quy định của pháp luật;
c) Trường hợp người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính chết là người nước ngoài thì người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải báo cáo ngay với cơ quan có thẩm quyền cấp trên biết để thông báo ngay cho Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền, phối hợp với cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện ngoại giao của nước mà người chết có quốc tịch để phối hợp giải quyết.
...
Theo đó, trường hợp bạn thắc mắc người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính chết mà không có gia đình, thân nhân thì việc mai táng do cơ quan, đơn vị nơi tạm giữ phối hợp với chính quyền địa phương nơi tạm giữ giải quyết việc mai táng.
Kinh phí mai táng trong trường hợp này do ngân sách nhà nước chi trả theo quy định của pháp luật.
Biên bản về việc người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính bị chết trong thời gian tạm giữ phải ghi rõ các nội dung gì?
Theo khoản 3 Điều 29 Nghị định 142/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính bị bệnh hoặc chết trong thời gian tạm giữ
...
3. Biên bản về việc người tạm giữ theo thủ tục hành chính bị chết trong thời gian tạm giữ phải ghi rõ các nội dung:
a) Họ tên người bị tạm giữ; ngày, tháng, năm sinh của người bị tạm giữ;
b) Số định danh cá nhân, số Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/các giấy tờ cá nhân có liên quan; địa điểm tạm giữ;
c) Tình trạng sức khỏe của người tạm giữ khi tiếp nhận;
d) Quá trình xử lý người tạm giữ từ khi tiếp nhận tới khi người bị tạm giữ chết;
đ) Lý do người tạm giữ bị chết.
Như vậy, biên bản về việc người tạm giữ theo thủ tục hành chính bị chết trong thời gian tạm giữ phải ghi rõ các nội dung sau:
- Họ tên người bị tạm giữ; ngày, tháng, năm sinh của người bị tạm giữ;
- Số định danh cá nhân, số Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/các giấy tờ cá nhân có liên quan; địa điểm tạm giữ;
- Tình trạng sức khỏe của người tạm giữ khi tiếp nhận;
- Quá trình xử lý người tạm giữ từ khi tiếp nhận tới khi người bị tạm giữ chết;
- Lý do người tạm giữ bị chết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản tự đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025? Viết bản tự xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kì 1?
- Quyền hưởng dụng là gì? Có được cho thuê quyền hưởng dụng không? Có được hưởng giá trị hoa lợi, lợi tức khi quyền hưởng dụng chấm dứt không?
- Mẫu biên bản thỏa thuận bảo đảm an toàn cho hộ liền kề khi xây dựng nhà ở mới nhất là mẫu nào? Tải về?
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?