Người bị phạt tù về tội trộm cắp tài sản có được là Kế toán trưởng của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần không?
Người bị phạt tù về tội trộm cắp tài sản có được là Kế toán trưởng của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần không?
Theo điểm d khoản 2 Điều 33 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định những người sau đây không được là Kế toán trưởng của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần như sau:
Những trường hợp không được đảm nhiệm chức vụ
...
2. Những người sau đây không được là Kế toán trưởng, Giám đốc chi nhánh, Giám đốc công ty con của tổ chức tín dụng:
a) Người chưa thành niên, người bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
b) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án;
c) Người đã bị kết án về tội từ tội phạm nghiêm trọng trở lên;
d) Người đã bị kết án về tội xâm phạm sở hữu mà chưa được xoá án tích;
đ) Cán bộ, công chức, người quản lý từ cấp phòng trở lên trong các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm từ 50% vốn điều lệ trở lên, trừ người được cử làm đại diện quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại tổ chức tín dụng;
e) Sỹ quan, hạ sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại tổ chức tín dụng;
g) Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng.
3. Cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) và vợ, chồng của những người này không được là Kế toán trưởng hoặc là người phụ trách tài chính của tổ chức tín dụng.
Căn cứ trên quy định người đã bị kết án về tội xâm phạm sở hữu mà chưa được xoá án tích thì không được đảm nhiệm chức vụ Kế toán trưởng của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần.
Như vậy, người bị phạt tù về tội trộm cắp tài sản (tội xâm phạm sở hữu theo quy định tại Chương XVI Bộ luật Hình sự 2015) mà chưa được xoá án tích thì không được đảm nhiệm chức vụ Kế toán trưởng của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần.
Kế toán trưởng của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần phải có đủ các tiêu chuẩn nào?
Theo khoản 5 Điều 50 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện đối với người quản lý, người điều hành và một số chức danh khác của tổ chức tín dụng
...
5. Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng, Giám đốc Chi nhánh, Giám đốc công ty con và các chức danh tương đương phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
a) Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 33 của Luật này; đối với Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này;
b) Có bằng đại học trở lên về một trong các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm; hoặc có bằng đại học trở lên ngoài các ngành, lĩnh vực nêu trên và có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm;
c) Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.
Như vậy, Kế toán trưởng của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
- Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 33 Luật Các tổ chức tín dụng 2010;
- Có bằng đại học trở lên về một trong các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm; hoặc có bằng đại học trở lên ngoài các ngành, lĩnh vực nêu trên và có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm;
- Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.
Người bị phạt tù về tội trộm cắp tài sản có được là Kế toán trưởng của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần không? (Hình từ Internet)
Ai có quyền bổ nhiệm Kế toán trưởng của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần?
Theo khoản 5 Điều 63 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017) quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị
1. Chịu trách nhiệm triển khai việc thành lập, khai trương hoạt động của tổ chức tín dụng sau cuộc họp Đại hội đồng cổ đông đầu tiên.
2. Chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
3. Trình Đại hội đồng cổ đông quyết định, thông qua các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 59 của Luật này.
4. Quyết định việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp.
5. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật, đình chỉ và quyết định mức lương, lợi ích khác đối với các chức danh Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng, Thư ký Hội đồng quản trị và người quản lý, người điều hành khác theo quy định nội bộ của Hội đồng quản trị.
...
Như vậy, Hội đồng quản trị có quyền bổ nhiệm Kế toán trưởng của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?