Người bị kết án tử hình có quyền được hiến xác cho y học không? Thủ tục đăng ký thực hiện hiến xác cho y học thực hiện như thế nào?
Điều kiện để được hiến xác cho y học theo quy định pháp luật hiện hành?
Căn cứ Điều 5 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2016 quy định:
“Điều 5. Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác
Người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác”.
Có thể thấy, chỉ cần là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoàn toàn tự nguyện và có đủ sức khỏe theo quy định thì đều có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người khi còn sống, sau khi chết hoặc hiến xác.
Thủ tục đăng ký thực hiện hiến xác cho y học thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 12 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2016 quy định:
"Điều 12. Thủ tục đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống
1. Người có đủ điều kiện quy định tại Điều 5 của Luật này có quyền bày tỏ nguyện vọng hiến mô, bộ phận cơ thể của mình với cơ sở y tế.
2. Khi nhận được thông tin của người có nguyện vọng hiến mô, bộ phận cơ thể người, cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.
3. Khi nhận được thông báo về trường hợp hiến mô, bộ phận cơ thể người, Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người có trách nhiệm thông báo cho cơ sở y tế quy định tại Điều 16 của Luật này để tiến hành các thủ tục đăng ký cho người hiến.
4. Khi nhận được thông báo của Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, cơ sở y tế quy định tại Điều 16 của Luật này có trách nhiệm sau đây:
a) Trực tiếp gặp người hiến để tư vấn về các thông tin có liên quan đến hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người;
b) Hướng dẫn việc đăng ký hiến theo mẫu đơn; thực hiện việc kiểm tra sức khỏe cho người hiến;
c) Báo cáo danh sách người đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.
5. Việc đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống có hiệu lực kể từ khi cơ sở y tế nhận đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống.
6. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mẫu đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống; việc tư vấn, kiểm tra sức khỏe cho người hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống."
Như vậy, người có đủ điều kiện có quyền bày tỏ nguyện vọng hiến xác cho y học với cơ sở y tế.
- Khi nhận được thông tin của người có nguyện vọng hiến xác, cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo cho cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến
- Khi nhận được thông báo về trường hợp hiến xác, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến có trách nhiệm sau đây:
+ Trực tiếp gặp người hiến để tư vấn về các thông tin có liên quan về hiến xác;
+ Hướng dẫn việc đăng ký hiến theo mẫu đơn;
+ Cấp thẻ đăng ký hiến xác cho người hiến.
- Việc đăng ký hiến xác có hiệu lực kể từ khi người đăng ký được cấp thẻ đăng ký hiến
Tử tù hiến xác
Tử tù có quyền hiến xác cho y học không?
Theo quy định của Điều 35 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“Điều 35. Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
1. Cá nhân có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc hiến mô, bộ phận cơ thể, hiến xác của mình sau khi chết vì mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác.
2. Cá nhân có quyền nhận mô, bộ phận cơ thể của người khác để chữa bệnh cho mình. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, pháp nhân có thẩm quyền về nghiên cứu khoa học có quyền nhận bộ phận cơ thể người, lấy xác để chữa bệnh, thử nghiệm y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác.
3. Việc hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người, hiến, lấy xác phải tuân thủ theo các điều kiện và được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác và luật khác có liên quan.”
Theo quy định trên thì quyền hiến bộ phận cơ thể và hiến xác cho y học là quyền nhân thân của A. Nhưng quyền này phải được thực hiện theo các điều kiện và trình tự, thủ tục mà Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006 quy định. Trong các quy định của văn bản này không có quy định cấm tử tù hiến mô, bộ phận cơ thể hay hiến xác sau khi thi hành án tử. Tuy nhiên, việc hiến xác và bộ phận cơ thể của A sau khi chết khó có thể thực hiện được trên thực tế bởi lẽ tử tù sẽ bị thi hành án bằng hình thức tiêm thuốc độc sẽ ảnh hưởng đến cơ thể, nội tạng của tử tù.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?