Người bị Cảnh sát biển tạm giữ theo thủ tục hành chính khi khám bệnh có được tính vào thời gian tạm giữ không?

Tôi có câu hỏi thắc mắc là theo quy định hiện hiện nay thì người bị Cảnh sát biển tạm giữ theo thủ tục hành chính khi khám bệnh có được tính vào thời gian tạm giữ không? Câu hỏi của anh Nhật Long đến từ Đà Nẵng

Người bị Cảnh sát biển tạm giữ theo thủ tục hành chính khi khám bệnh có được tính vào thời gian tạm giữ không?

Căn cứ tại Điều 13 Thông tư 145/2010/TT-BQP, có quy định về xử lý người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính bị bệnh trong thời gian tạm giữ như sau:

Xử lý người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính bị bệnh trong thời gian bị tạm giữ
1. Người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính bị bệnh trong thời gian tạm giữ thì cơ quan, đơn vị của người ra quyết định tạm giữ phải điều trị tại chỗ cho họ; trường hợp bệnh nặng phải đưa đi cấp cứu thì bằng mọi khả năng, điều kiện có thể khẩn trương tổ chức đưa họ đến cơ sở y tế của Nhà nước hoặc tư nhân nơi gần nhất để cấp cứu, điều trị, đồng thời báo ngay cho gia đình, thân nhân của họ biết đến chăm sóc. Khi đưa người bị tạm giữ đến cơ sở khám, chữa bệnh phải lập biên bản chặt chẽ, cụ thể, rõ ràng về thời gian khám, chữa bệnh, tình trạng bệnh tật của người bị tạm giữ và những vấn đề khác có liên quan; biên bản phải có chữ ký (ghi rõ họ, tên hoặc điểm chỉ) của người bị tạm giữ, người có thẩm quyền tạm giữ và đại diện nơi khám, chữa bệnh.
Thời gian khám, chữa bệnh không tính vào thời gian bị tạm giữ.

Như vậy, theo quy định trên thì người bị Cảnh sát biển tạm giữ theo thủ tục hành chính mà bị bệnh thì thời gian khám bệnh không được tính vào thời gian bị tạm giữ.

Cảnh sát biển

Cảnh sát biển (Hình từ Internet)

Người bị Cảnh sát biển tạm giữ theo thủ tục hành chính được đảm bảo kinh phí trong trường hợp nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 145/2010/TT-BQP, có quy định về trường hợp không tự bảo đảm được chi phí như sau:

Trường hợp không tự bảo đảm được chi phí
1. Những trường hợp sau đây đư ợc coi là người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính hoặc gia đình người bị tạm giữ không tự đảm bảo được các chi phí:
a) Người bị tạm giữ hoặc gia đình họ không có tiền hoặc tài sản;
b) Gia đình, người thân hoặc người giám hộ vị thành niên của người bị tạm giữ bỏ mặc người bị tạm giữ;
c) Người bị tạm giữ là đối tượng không xác định được nơi cư trú, không xác định được gia đình hoặc không có gia đình, người thân;
d) Gia đình, người thân của người bị tạm giữ ở cách xa nơi tạm giữ, không có điều kiện để nuôi dưỡng, tiếp tế, chăm sóc hoặc không có điều kiện đảm nhiệm việc mai táng.
2. Kinh phí đảm bảo cho ăn uống, khám, chữa bệnh, mai táng đối với những trường hợp người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính không tự bảo đảm được do ngân sách Nhà nước cấp và được lấy từ kinh phí của cơ quan, đơn vị người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ.

Đơn vị Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển thực hiện việc tạm giữ người phải mở sổ sách để theo dõi và thanh quyết toán theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quy định trên thì người bị Cảnh sát biển tạm giữ theo thủ tục hành chính được đảm bảo kinh phí trong trường hợp sau:

- Người bị tạm giữ hoặc gia đình họ không có tiền hoặc tài sản;

- Gia đình, người thân hoặc người giám hộ vị thành niên của người bị tạm giữ bỏ mặc người bị tạm giữ;

- Người bị tạm giữ là đối tượng không xác định được nơi cư trú, không xác định được gia đình hoặc không có gia đình, người thân;

- Gia đình, người thân của người bị tạm giữ ở cách xa nơi tạm giữ, không có điều kiện để nuôi dưỡng, tiếp tế, chăm sóc hoặc không có điều kiện đảm nhiệm việc mai táng.

Kinh phí bảo đảm của Cảnh sát biển cho việc áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính gồm có những khoản nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 145/2010/TT-BQP, có quy định về kinh phí bảo đảm như sau:

Kinh phí bảo đảm
1. Kinh phí bảo đảm cho việc áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính bao gồm các khoản chi sau:
a) Chi in mẫu biểu, bìa hồ sơ, sổ sách phục vụ cho việc áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính;
b) Chi đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất tạm giữ;
c) Chi mua sắm đồ dùng, phương tiện phục vụ cho việc tạm giữ;
d) Chi cho việc giao, nhận người có hành vi vi phạm hành chính;
đ) Chi cho việc ăn uống, khám, chữa bệnh cho người bị tạm giữ, chi phí cho việc mai táng khi người bị tạm giữ chết trong thời gian bị tạm giữ đối với trường hợp bản thân, gia đình họ không tự bảo đảm được;
e) Các khoản chi khác phục vụ cho việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính.
2. Kinh phí bảo đảm cho việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính do ngân sách Nhà nước cấp, được bố trí trong dự toán hàng năm được cấp có thẩm quyền giao cho Bộ Quốc phòng.

Như vậy, theo quy định trên thì kinh phí bảo đảm của Cảnh sát biển cho việc áp dụng biện pháp tạm giữ theo thủ tục hành chính gồm các khoản sau:

- Chi in mẫu biểu, bìa hồ sơ, sổ sách phục vụ cho việc áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính;

- Chi đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất tạm giữ;

- Chi mua sắm đồ dùng, phương tiện phục vụ cho việc tạm giữ;

- Chi cho việc giao, nhận người có hành vi vi phạm hành chính;

- Chi cho việc ăn uống, khám, chữa bệnh cho người bị tạm giữ, chi phí cho việc mai táng khi người bị tạm giữ chết trong thời gian bị tạm giữ đối với trường hợp bản thân, gia đình họ không tự bảo đảm được;

- Các khoản chi khác phục vụ cho việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

509 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào