Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm theo trình tự phúc thẩm vụ án hành chính không?
- Ai được làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án hành chính?
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có các quyền, nghĩa vụ gì?
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm theo trình tự phúc thẩm vụ án hành chính không?
Ai được làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án hành chính?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 61 Luật Tố tụng hành chính 2015 thì có những người sau đây được làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khi có yêu cầu của đương sự và được Tòa án làm thủ tục đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự:
- Luật sư tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về luật sư;
- Trợ giúp viên pháp lý hoặc người tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý;
- Công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có kiến thức pháp lý, chưa bị kết án hoặc bị kết án nhưng đã được xóa án tích, không thuộc trường hợp đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, không phải là cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát, Thanh tra, Thi hành án; công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành Công an.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm theo trình tự phúc thẩm vụ án hành chính không? (Hình từ internet)
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có các quyền, nghĩa vụ gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 61 Luật Tố tụng hành chính 2015 về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự như sau:
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
...
6. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Tham gia tố tụng từ khi khởi kiện hoặc bất cứ giai đoạn nào trong quá trình tố tụng hành chính;
b) Thu thập tài liệu, chứng cứ và cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án, nghiên cứu hồ sơ vụ án và được ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ án để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, trừ tài liệu, chứng cứ không được công khai theo quy định tại khoản 2 Điều 96 của Luật này;
c) Tham gia phiên tòa, phiên họp hoặc trong trường hợp không tham gia thì được gửi văn bản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cho Tòa án xem xét;
d) Thay mặt đương sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác theo quy định của Luật này;
đ) Giúp đương sự về mặt pháp lý liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ; thay mặt đương sự nhận giấy tờ, văn bản tố tụng mà Tòa án tống đạt hoặc thông báo trong trường hợp được đương sự ủy quyền và có trách nhiệm chuyển cho đương sự;
e) Các quyền, nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 6, 9, 16, 19 và 20 Điều 55 của Luật này;
g) Quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có các quyền, nghĩa vụ sau:
- Tham gia tố tụng từ khi khởi kiện hoặc bất cứ giai đoạn nào trong quá trình tố tụng hành chính;
- Thu thập tài liệu, chứng cứ và cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án, nghiên cứu hồ sơ vụ án và được ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ án để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, trừ tài liệu, chứng cứ không được công khai theo quy định tại khoản 2 Điều 96 của Luật này;
- Tham gia phiên tòa, phiên họp hoặc trong trường hợp không tham gia thì được gửi văn bản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cho Tòa án xem xét;
- Thay mặt đương sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác theo quy định của Luật này;
- Giúp đương sự về mặt pháp lý liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ; thay mặt đương sự nhận giấy tờ, văn bản tố tụng mà Tòa án tống đạt hoặc thông báo trong trường hợp được đương sự ủy quyền và có trách nhiệm chuyển cho đương sự;
- Các quyền, nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 6, 9, 16, 19 và 20 Điều 55 của Luật này;
- Quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm theo trình tự phúc thẩm vụ án hành chính không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 204 Luật Tố tụng hành chính 2015 về người có quyền kháng cáo như sau:
Người có quyền kháng cáo
Đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự có quyền kháng cáo bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.
Và căn cứ theo khoản 1 Điều 60 Luật Tố tụng hành chính 2015 thì người đại diện trong tố tụng hành chính bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền.
Như vậy, thì chủ thể có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm theo trình tự phúc thẩm vụ án hành chính là đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự. Mà người đại diện hợp pháp của đương sự gồm có người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền.
Do đó, theo quy định tại Điều 204 Luật này thì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự không thể có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm theo trình tự phúc thẩm vụ án hành chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Di dời công trình xây dựng là gì? Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép di dời công trình gồm những giấy tờ nào?
- Thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở là gì? Có bao gồm thời hạn sử dụng công trình xây dựng không?
- Tiêu chuẩn trình độ học vấn hội viên Hội Nhà báo Việt Nam? Hội viên nghỉ theo chế độ BHXH thì có được nghỉ sinh hoạt Hội không?
- Nghị quyết của Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập được thông qua theo nguyên tắc nào?
- Tổ chức bộ máy của Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước theo Quyết định 1198 gồm những gì?