Người bào chữa của người bị tạm giữ có được làm người làm chứng hay không? Quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ theo quy định mới nhất hiện nay như thế nào?
Người bào chữa là ai?
Theo khoản 1 Điều 72 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về người bào chữa như sau:
“1. Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa.”
Như vậy, người bào chữa được hiểu là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa.
Người bào chữa có nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 73 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, người bào chữa có những nghĩa vụ sau đây:
- Sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị buộc tội vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo;
- Giúp người bị buộc tội về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ;
- Không được từ chối bào chữa cho người bị buộc tội mà mình đã đảm nhận bào chữa nếu không vì lý do bất khả kháng hoặc không phải do trở ngại khách quan;
- Tôn trọng sự thật; không được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật;
- Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án; trường hợp chỉ định người bào chữa theo quy định tại khoản 1 Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì phải có mặt theo yêu cầu của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát;
- Không được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết khi thực hiện bào chữa; không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp trong hồ sơ vụ án vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
- Không được tiết lộ thông tin về vụ án, về người bị buộc tội mà mình biết khi bào chữa, trừ trường hợp người này đồng ý bằng văn bản và không được sử dụng thông tin đó vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Người bào chữa của người bị tạm giữ có được làm người làm chứng hay không?
Quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ theo quy định mới nhất hiện nay như thế nào?
Theo khoản 2, khoản 3 Điều 59 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về người bị tạm giữ như sau:
(1) Người bị tạm giữ có các quyền như sau:
- Được biết lý do mình bị tạm giữ; nhận quyết định tạm giữ, quyết định gia hạn tạm giữ, quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;
- Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định;
- Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;
- Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;
- Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
- Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng về việc tạm giữ.
(2) Người bị tạm giữ có nghĩa vụ: chấp hành các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015.
Người bào chữa của người bị tạm giữ có được làm người làm chứng hay không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 66 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về người làm chứng cụ thể như sau:
“2. Những người sau đây không được làm chứng:
a) Người bào chữa của người bị buộc tội;
b) Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn.”
Đồng thời, tại điểm đ khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định người bị buộc tội bao gồm có: người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
Như vậy, theo những quy định nêu trên, người bào chữa của người bị tạm giữ không được trở thành người làm chứng trong vụ án hình sự.
Trên đây là những quy định pháp luật mới nhất liên quan đến việc người bào chữa của người bị tạm giữ có được làm người làm chứng, quyền và nghĩa vụ của bị tạm giữ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?