Người bán chè đậu đỏ sử dụng bịch ni lông tiếp xúc trực tiếp thực phẩm bị ôi thiu sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Người bán chè đậu đỏ sử dụng bịch ni lông tiếp xúc trực tiếp thực phẩm bị ôi thiu sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt người bán chè đậu đỏ để bịch ni lông tiếp xúc trực tiếp thực phẩm bị ôi thiu không?
- Người bán chè đậu đỏ có được bán chè cao hơn giá chè vào ngày thất tịch không?
Người bán chè đậu đỏ sử dụng bịch ni lông tiếp xúc trực tiếp thực phẩm bị ôi thiu sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
Người bán chè đậu đỏ sử dụng bịch ni lông tiếp xúc trực tiếp thực phẩm bị ôi thiu sẽ bị xử phạt bao nhiêu, căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 16 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định:
Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có bàn, tủ, giá, kệ, thiết bị, dụng cụ đáp ứng theo quy định của pháp luật để bày bán thức ăn;
b) Thức ăn không được che đậy ngăn chặn bụi bẩn; có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập;
c) Không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng dụng cụ chế biến, ăn uống, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
...
d) Sử dụng nước không bảo đảm vệ sinh để chế biến thức ăn; để vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ phục vụ chế biến, ăn uống;
đ) Vi phạm các quy định khác về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật trong kinh doanh thức ăn đường phố, trừ các hành vi quy định tại khoản 1, các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
Như vậy, người bán chè đậu đỏ sử dụng bịch ni lông tiếp xúc trực tiếp thực phẩm bị ôi thiu sẽ bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Người bán chè đậu đỏ sử dụng bịch ni lông tiếp xúc trực tiếp thực phẩm bị ôi thiu sẽ bị xử phạt bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt người bán chè đậu đỏ để bịch ni lông tiếp xúc trực tiếp thực phẩm bị ôi thiu không?
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt người bán chè đậu đỏ để bịch ni lông tiếp xúc trực tiếp thực phẩm bị ôi thiu không, căn cứ theo khoản 1 Điều 27 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định:
Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 28 29, 30, 31, 32, 33 và 34 của Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Công chức, viên chức thuộc các ngành: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương và công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, trong các cơ quan được quy định tại Điều 28, 29, 30, 31, 32, 33 và 34 của Nghị định này đang thi hành công vụ, nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao về lĩnh vực an toàn thực phẩm.
Căn cứ theo Điều 28 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 15 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định:
Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng đối với cá nhân và 20.000.000 đồng đối với tổ chức) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.
...
Theo thẩm quyền xử phạt thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ có thẩm quyền phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức.
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ có thẩm quyền xử phạt đối với người bán chè đậu đỏ để bịch ni lông tiếp xúc trực tiếp thực phẩm bị ôi thiu.
Người bán chè đậu đỏ có được bán chè cao hơn giá chè vào ngày thất tịch không?
Người bán chè đậu đỏ có được bán chè cao hơn giá chè vào ngày thất tịch không, căn cứ theo khoản 3 Điều 29 Luật Giá 2023 quy định:
Niêm yết giá
...
3. Các tổ chức, cá nhân không được bán cao hơn giá niêm yết; đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá cụ thể thì tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải niêm yết và bán đúng giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành; đối với hàng hóa, dịch vụ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành giá tối thiểu, giá tối đa, khung giá thì phải niêm yết và bán theo giá phù hợp với giá tối thiểu, giá tối đa, khung giá. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ điều chỉnh mức giá niêm yết ngay khi có sự thay đổi về giá của hàng hóa, dịch vụ.
Như vậy, trong ngày thất tịch người bán chè đậu đỏ không được bán giá cao hơn giá niêm yết đối với giá chè mà người bán chè bán cho khách hàng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?