Người 14 tuổi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng được không?
- Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có mức cao nhất của khung hình phạt từ bao nhiêu năm tù trở lên?
- Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Người 14 tuổi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng được không?
Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có mức cao nhất của khung hình phạt từ bao nhiêu năm tù trở lên?
Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có mức cao nhất của khung hình phạt từ bao nhiêu năm tù trở lên, thì theo điểm d khoản 1 Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:
Phân loại tội phạm
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.
Như vậy, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng được quy định tại khoản 2 Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.
Theo đó, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là 20 năm.
Ngoài ra, sẽ không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thuộc các trường hợp được quy định tại Điều 28 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 27 của Bộ luật này đối với các tội phạm sau đây:
1. Các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Chương XIII của Bộ luật này;
2. Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh quy định tại Chương XXVI của Bộ luật này;
3. Tội tham ô tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 353 của Bộ luật này; tội nhận hối lộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 354 của Bộ luật này.
Giáo dục tại trường giáo dưỡng (Hình từ Internet)
Người 14 tuổi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng được không?
Người 14 tuổi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng được không, thì theo Điều 96 Bộ luật hình sự 2015 như sau:
Giáo dục tại trường giáo dưỡng
1. Tòa án có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng từ 01 năm đến 02 năm đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, nếu thấy do tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người đó mà cần đưa người đó vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ.
2. Người được giáo dục tại trường giáo dưỡng phải chấp hành đầy đủ những nghĩa vụ về học tập, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của nhà trường.
Biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng quy định tại Điều 96 Bộ luật Hình sự 2015 là biện pháp do Tòa án áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, nếu thấy do tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người đó mà cần đưa người đó vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ.
Tại khoản 1 Điều 430 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 cũng quy định: "Khi xét thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt thì Hội đồng xét xử quyết định trong bản án việc áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội".
Người được giáo dục tại trường giáo dưỡng phải chấp hành đầy đủ những nghĩa vụ về học tập, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của nhà trường trong thời hạn từ 01 năm đến 02 năm.
Như vậy, Tòa án có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng đối với người dưới 18 tuổi khi xét thấy không cần thiết áp dụng hình phạt và cần phải đưa người đó vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ.
Luật không quy định cụ thể biện pháp này không được áp dụng trong trường hợp phạm tội nào, do đó, Tòa án vẫn có thể xem xét để áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng đối với bị can 14 tuổi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?
- Trình tự thủ tục cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng theo Quyết định 9312 thực hiện như thế nào?