Ngoài tài liệu thì bí mật nhà nước có thể được chứa đựng dưới hình thức nào? Phạm vi bí mật nhà nước trong lĩnh vực chính trị quy định ra sao?
Ngoài tài liệu thì bí mật nhà nước có thể được chứa đựng dưới những hình thức nào?
Tại Điều 2 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định của Luật này, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
Hình thức chứa bí mật nhà nước bao gồm tài liệu, vật, địa điểm, lời nói, hoạt động hoặc các dạng khác.
2. Bảo vệ bí mật nhà nước là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng lực lượng, phương tiện, biện pháp để phòng, chống xâm phạm bí mật nhà nước.
3. Lộ bí mật nhà nước là trường hợp người không có trách nhiệm biết được bí mật nhà nước.
4. Mất bí mật nhà nước là trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước không còn thuộc sự quản lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lý.
Như vậy, ngoài tài liệu thì bí mật nhà nước có thể được chứa đựng dưới những hình thức như vật, địa điểm, lời nói, hoạt động hoặc bất cứ dạng thức nào khác.
Ngoài tài liệu thì bí mật nhà nước có thể được chứa đựng dưới hình thức nào? Phạm vi bí mật nhà nước trong lĩnh vực chính trị quy định ra sao? (hình từ Internet)
Phạm vi bí mật nhà nước trong lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 7 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định như sau:
Phạm vi bí mật nhà nước
Phạm vi bí mật nhà nước là giới hạn thông tin quan trọng trong các lĩnh vực sau đây chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc:
1. Thông tin về chính trị:
a) Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đối nội, đối ngoại;
b) Hoạt động của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và lãnh đạo Đảng, Nhà nước;
c) Chiến lược, đề án về dân tộc, tôn giáo và công tác dân tộc, tôn giáo liên quan đến bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;
d) Thông tin có tác động tiêu cực đến tình hình chính trị, kinh tế - xã hội;
2. Thông tin về quốc phòng, an ninh, cơ yếu:
a) Chiến lược, kế hoạch, phương án, hoạt động bảo vệ Tổ quốc, phòng thủ đất nước, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; chương trình, dự án, đề án đặc biệt quan trọng;
b) Tổ chức và hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân, lực lượng cơ yếu;
c) Công trình, mục tiêu về quốc phòng, an ninh, cơ yếu; các loại vũ khí, khí tài, phương tiện quyết định khả năng phòng thủ đất nước, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; sản phẩm mật mã của cơ yếu;
...
Theo đó, ophạm vi bí mật nhà nước trong lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu được quy định như sau:
(1) Thông tin về chính trị:
- Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đối nội, đối ngoại;
- Hoạt động của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và lãnh đạo Đảng, Nhà nước;
- Chiến lược, đề án về dân tộc, tôn giáo và công tác dân tộc, tôn giáo liên quan đến bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;
- Thông tin có tác động tiêu cực đến tình hình chính trị, kinh tế - xã hội;
(2) Thông tin về quốc phòng, an ninh, cơ yếu:
- Chiến lược, kế hoạch, phương án, hoạt động bảo vệ Tổ quốc, phòng thủ đất nước, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; chương trình, dự án, đề án đặc biệt quan trọng;
- Tổ chức và hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân, lực lượng cơ yếu;
- Công trình, mục tiêu về quốc phòng, an ninh, cơ yếu; các loại vũ khí, khí tài, phương tiện quyết định khả năng phòng thủ đất nước, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; sản phẩm mật mã của cơ yếu;
Hành vi bị nghiêm cấm trong việc bảo vệ bí mật nhà nước là gì?
Theo Điều 5 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước
1. Làm lộ, chiếm đoạt, mua, bán bí mật nhà nước; làm sai lệch, hư hỏng, mất tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
2. Thu thập, trao đổi, cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước trái pháp luật; sao, chụp, lưu giữ, vận chuyển, giao, nhận, thu hồi, tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trái pháp luật.
3. Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ trái pháp luật.
4. Lợi dụng, lạm dụng việc bảo vệ bí mật nhà nước, sử dụng bí mật nhà nước để thực hiện, che giấu hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp hoặc cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
5. Soạn thảo, lưu giữ tài liệu có chứa nội dung bí mật nhà nước trên máy tính hoặc thiết bị khác đã kết nối hoặc đang kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, trừ trường hợp lưu giữ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về cơ yếu.
6. Truyền đưa bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin, viễn thông trái với quy định của pháp luật về cơ yếu.
7. Chuyển mục đích sử dụng máy tính, thiết bị khác đã dùng để soạn thảo, lưu giữ, trao đổi bí mật nhà nước khi chưa loại bỏ bí mật nhà nước.
8. Sử dụng thiết bị có tính năng thu, phát tín hiệu, ghi âm, ghi hình trong hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước dưới mọi hình thức khi chưa được người có thẩm quyền cho phép.
9. Đăng tải, phát tán bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông.
Theo đó, tất cả các hành vi nêu trên đều bị nghiêm cấm trong việc bảo vệ bí mật nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?