Ngoài Nhà nước quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia thì còn những đối tượng nào khác? Trường hợp vi phạm về quản lý, bảo vệ đường biên giới quốc gia thì bị xử phạt như thế nào?
Biên giới quốc gia được phân thành mấy loại và được xác định như thế nào?
Biên giới quốc gia (Hình từ Internet)
Trước tiên về biên giới quốc gia được quy định tại Điều 3 Nghị định 140/2004/NĐ-CP như sau:
"Điều 3. Biên giới quốc gia
1. Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Đường quy định ở khoản 1 Điều này gồm biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển.
3. Mặt thẳng đứng quy định ở khoản 1 Điều này gồm mặt thẳng đứng theo biên giới quốc gia trên đất liền, biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất và lên vùng trời."
Bên cạnh đó biên giới quốc gia được phân thành ba loại đó là biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển và trên không.
Cụ thể tại Điều 4, Điều 5 Nghị định 140/2004/NĐ-CP như sau:
"Điều 4. Biên giới quốc gia trên đất liền
Biên giới quốc gia trên đất liền giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước láng giềng được xác định bằng hệ thống mốc quốc giới, Hiệp ước về hoạch định biên giới giữa Việt Nam với các nước láng giềng cùng các bản đồ, Nghị định thư kèm theo các Hiệp ước đó.
Điều 5. Biên giới quốc gia trên biển
1. Biên giới quốc gia trên biển là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của các quần đảo Việt Nam.
Ở những nơi lãnh hải, nội thuỷ hoặc vùng nước lịch sử của Việt Nam tiếp giáp với lãnh hải, nội thuỷ hoặc vùng nước lịch sử của nước láng giềng, biên giới quốc gia trên biển được xác định theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết với các nước láng giềng đó.
2. Biên giới quốc gia trên biển được xác định và đánh dấu bằng các toạ độ trên hải đồ theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập."
Ngoài ra theo khoản 5 Điều 5 Luật Biên giới Quốc gia 2003 còn có quy định biên giới quốc gia trên không là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên vùng trời.
Ngoài Nhà nước quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia thì còn những đối tượng nào khác?
Căn cứ theo Điều 19 Nghị định 140/2004/NĐ-CP quy định về người có trách nhiệm quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia như sau:
"Điều 19. Trách nhiệm quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và khu vực biên giới
1. Quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia là trách nhiệm của Nhà nước, của các cơ quan, tổ chức, lực lượng vũ trang, chính quyền các cấp và của toàn dân, trực tiếp và thường xuyên là chính quyền, nhân dân khu vực biên giới.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ, trách nhiệm tôn trọng đường biên giới quốc gia, nghiêm chỉnh chấp hành và thực hiện pháp luật về biên giới quốc gia; tích cực tham gia bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới; phối hợp, giúp đỡ Bộ đội biên phòng đấu tranh phòng ngừa và chống các hành vi xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ, biên giới quốc gia, an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới.
3. Trong khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biên giới quốc gia, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Biên giới quốc gia và các quy định của pháp luật về biên giới quốc gia.
4. Bộ đội biên phòng là lực lượng nòng cốt, chuyên trách, chủ trì, phối hợp với lực lượng Công an nhân dân, các ngành hữu quan, các địa phương trong hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới.
5. Bộ đội hải quân, lực lượng Cảnh sát biển chịu trách nhiệm phối hợp với Bộ đội biên phòng quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trên biển.
6. Bộ đội phòng không - không quân có trách nhiệm quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trên không và phối hợp với Bộ đội biên phòng bảo vệ biên giới quốc gia trên biển.
7. Các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân làm nhiệm vụ ở khu vực biên giới có trách nhiệm phối hợp với Bộ đội biên phòng, Bộ đội phòng không - không quân bảo vệ biên giới quốc gia. Bộ Quốc phòng quy định phạm vi trách nhiệm cụ thể và quy chế phối hợp giữa các lực lượng thuộc quyền trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia."
Như vậy, ngoài Nhà nước có trách nhiệm quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia thì còn có những đối tượng có trách nhiệm đó là các cơ quan, tổ chức, lực lượng vũ trang, chính quyền các cấp và của toàn dân, trực tiếp và thường xuyên là chính quyền, nhân dân khu vực biên giới.
Trường hợp vi phạm về quản lý, bảo vệ đường biên giới quốc gia thì bị xử phạt hành chính như thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 96/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, điểm b khoản 6 Điều 2 Nghị định 37/2022/NĐ-CP như sau:
"Điều 5. Hành vi vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ đường biên giới quốc gia, mốc quốc giới, dấu hiệu đường biên giới
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Thăm dò địa chất, khai thác tài nguyên, khoáng sản theo giấy phép làm hư hại dấu hiệu đường biên giới quốc gia, mốc quốc giới, cọc dấu, vật đánh dấu đường biên giới, cột cờ, bia chủ quyền trên các đảo, điểm cơ sở; công trình phòng thủ vùng biển, công trình biên giới;
b) Đổ đất đá, chất thải xuống sông, suối biên giới.
c) Không có phương án phòng, chống cạn kiệt nguồn nước, gây ngập úng khi xây dựng các công trình trên sông suối biên giới.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Làm hư hại mốc quốc giới, cọc dấu, dấu hiệu đường biên giới, vật đánh dấu đường biên giới, cột cờ, điểm cơ sở, bia chủ quyền trên các đảo;
b) Làm thay đổi dòng chảy sông, suối biên giới hoặc làm ảnh hưởng đến đường biên giới quốc gia;
c) Xây dựng công trình kiên cố trong phạm vi 30 mét tính từ đường biên giới trên đất liền tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc hoặc 100 mét tính từ đường biên giới trên đất liền tuyến biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia;
d) Xây dựng trái phép công trình trên sông, suối biên giới.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép khai thác, thăm dò tài nguyên, khoáng sản, giấy phép xây dựng từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1; điểm c, điểm d khoản 2 Điều này;
c) Trục xuất đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
4 Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu hoặc buộc chịu trách nhiệm chi phí để thực hiện khôi phục tình trạng ban đầu, buộc tháo dỡ công trình, phân công trình không có giấy phép xây dựng hoặc xây dựng không đúng với giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này."
Theo đó, nếu cá nhân vi phạm về quản lý, bảo vệ đường biên giới quốc gia thì sẽ bị phạt thấp nhất là 30.000.000 đồng đến cao nhất là 75.000.000 đồng.
Còn đối với tổ chức vi phạm thì sẽ bị phạt gấp đôi số tiền so với cá nhân theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này.
Ngoài ra, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung hoặc biên pháp khắc phục hậu quả theo như khoản 3, khoản 4 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Online Friday 2024 - 60 giờ ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam ngày nào? Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia khi nào?
- Mẫu quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí NSNN để cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng mới nhất?
- Bao nhiêu ngày nữa đến Tết Tây 2025? Tết Tây 2025 vào ngày mấy âm lịch? Lịch tháng 1 năm 2025 ra sao?
- Trình tự thực hiện cấp đổi Giấy phép lái xe quân sự từ ngày 1/1/2025 theo Thông tư 68 như thế nào?
- Mẫu bản kiểm điểm đảng viên cuối năm dành cho công chức thuế? Công chức thuế phải hoàn thành kiểm điểm trước ngày mấy?