Nghiêm cấm chặn đánh giá của khách hàng trên nền tảng số kể từ ngày 1/7/2024 có đúng hay không?

Tôi muốn hỏi nghiêm cấm chặn đánh giá của khách hàng trên nền tảng số kể từ ngày 1/7/2024 có đúng không? - câu hỏi của anh Đạt (Thanh Hóa).

Nghiêm cấm chặn đánh giá của khách hàng trên nền tảng số kể từ ngày 1/7/2024 có đúng không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
....
3. Tổ chức, cá nhân kinh doanh thiết lập, vận hành, cung cấp dịch vụ nền tảng số bị nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau đây:
a) Ép buộc hoặc ngăn cản người tiêu dùng đăng ký sử dụng hoặc sử dụng nền tảng số trung gian khác như là điều kiện bắt buộc để sử dụng dịch vụ;
b) Hạn chế quyền lựa chọn của người tiêu dùng thông qua việc sắp xếp ưu tiên lựa chọn sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp trên nền tảng số mà không công khai tiêu chí lựa chọn;
c) Sử dụng biện pháp ngăn hiển thị hoặc hiển thị không trung thực kết quả phản hồi, đánh giá của người tiêu dùng về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh trên nền tảng số, trừ trường hợp phản hồi, đánh giá đó vi phạm quy định của pháp luật, trái đạo đức xã hội;
d) Sử dụng biện pháp ngăn cản đăng ký, hoạt động, đánh giá, hiển thị phản hồi của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
đ) Ngăn cản người tiêu dùng gỡ bỏ phần mềm, ứng dụng cài đặt sẵn mà không ảnh hưởng đến tính năng kỹ thuật cơ bản giúp nền tảng số vận hành bình thường hoặc buộc người tiêu dùng cài đặt phần mềm, ứng dụng kèm theo trên nền tảng số;
e) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.

Theo như quy định trên, kể từ ngày 1/7/2024 nghiêm cấm hành vi sử dụng biện pháp ngăn hiển thị về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trên nền tảng số

Tuy nhiên trường hợp đánh giá đó vi phạm quy định của pháp luật, trái đạo đức xã hội, người bán, người cung cấp dịch vụ có thể sử dụng biện pháp ngăn chặn.

Nghiêm cấm chặn đánh giá của khách hàng trên trên nền tảng số kể từ ngày 1/7/2024 có đúng không?

Nghiêm cấm chặn đánh giá của khách hàng trên trên nền tảng số kể từ ngày 1/7/2024 có đúng không?

Tổ chức thiết lập, vận hành nền tảng số lớn có trách nhiệm như thế nào trong giao dịch trên không gian mạng?

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 39 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định trách nhiệm của tổ chức, thiết lập, vận hành nền tảng số lớn trong giao dịch trên không gian mạng bao gồm:

- Thực hiện quy định tài Điều 37, Điều 38 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023;

- Chỉ định, công bố công khai đầu mối liên hệ, người đại diện được ủy quyền phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

- Xây dựng, công bố công khai quy chế hoạt động của nền tảng số trung gian cho người tiêu dùng, trong đó phân định rõ trách nhiệm của các bên tham gia giao dịch;

- Cung cấp thông tin về tổ chức, cá nhân kinh doanh hoạt động trên nền tảng số trung gian khi người tiêu dùng giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh đó có yêu cầu;

- Cho phép người tiêu dùng phản hồi, đánh giá về tổ chức, cá nhân kinh doanh, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh bán, cung cấp, đồng thời hiển thị đầy đủ, chính xác kết quả phản hồi, đánh giá, trừ trường hợp phản hồi, đánh giá đó vi phạm quy định của pháp luật, trái đạo đức xã hội;

- Hiển thị đầy đủ, minh bạch thông tin sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh bán, cung cấp, bao gồm các nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa, trừ các thông tin có tính chất riêng biệt theo sản phẩm, bao gồm: ngày, tháng, năm sản xuất; thời hạn sử dụng; số lô sản xuất; số khung, số máy; tiêu chuẩn kết quả cần đạt được trong cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;

- Chỉ định, công bố công khai đầu mối tiếp nhận và giải quyết phản ánh, yêu cầu, khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, nội dung thông tin trên nền tảng số trung gian; tiếp nhận và giải quyết phản ánh, yêu cầu, khiếu nại của người tiêu dùng đối với tổ chức thiết lập, vận hành nền tảng số trung gian;

- Có biện pháp cho phép hiển thị ưu tiên đánh giá, phản ánh, kiến nghị của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc tổ chức đánh giá tín nhiệm theo quy định của pháp luật;

- Trực tiếp lưu trữ thông tin hoặc cung cấp giải pháp lưu trữ thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và các giao dịch liên quan, cho phép người tiêu dùng truy cập, truy vết, tải, lưu trữ và in hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch trên nền tảng số trung gian mà mình quản lý;

- Minh bạch hoạt động quảng cáo trên không gian mạng theo quy định của pháp luật trong trường hợp có hoạt động quảng cáo;

- Cung cấp báo cáo về các hoạt động kiểm duyệt nội dung đã thực hiện theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Duy trì tài khoản báo cáo trực tuyến và cung cấp thông tin, dữ liệu cập nhật đến thời điểm được yêu cầu báo cáo để phục vụ hoạt động thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

- Xác thực danh tính tổ chức, cá nhân bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ trên nền tảng số trung gian của mình;

- Chịu trách nhiệm với người tiêu dùng theo quy định của pháp luật về thương mại điện tử trong trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh trong nước và nước ngoài bán, cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng trên lãnh thổ Việt Nam;

- Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Thiết lập kho lưu trữ quảng cáo có sử dụng thuật toán để hướng đến người tiêu dùng, nhóm người tiêu dùng cụ thể;

- Đánh giá định kỳ hoạt động kiểm duyệt nội dung, việc sử dụng hệ thống thuật toán và quảng cáo hướng đến người tiêu dùng, nhóm người tiêu dùng cụ thể;

- Đánh giá định kỳ việc thực hiện quy định xử lý tài khoản giả, việc sử dụng trí tuệ nhân tạo, các giải pháp tự động toàn bộ hoặc tự động một phần.

Người tiêu dùng có nghĩa vụ như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định như sau:

Nghĩa vụ của người tiêu dùng
1. Kiểm tra sản phẩm, hàng hóa trước khi nhận theo quy định của pháp luật; lựa chọn tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
2. Tiêu dùng không vi phạm pháp luật, không trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, không gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của mình và của người khác.
3. Tuân thủ điều kiện, hướng dẫn vận chuyển, bảo quản, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; quy định về kiểm định, bảo vệ môi trường, tiêu dùng bền vững theo quy định của pháp luật.
4. Thông tin kịp thời, chính xác cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của người tiêu dùng; hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.
5. Chịu trách nhiệm về việc cung cấp không chính xác hoặc không đầy đủ về thông tin liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh theo quy định của pháp luật.
6. Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Theo đó, người tiêu dùng có những nghĩa vụ theo quy định trên.

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2024

Nền tảng số
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Cơ chế và chính sách nào được áp dụng để thúc đẩy sự phát triển và sử dụng các nền tảng số y tế trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2030?
Pháp luật
Nền tảng số lớn là gì? Để được xem là nền tảng số lớn cần đáp ứng những tiêu chí gì theo quy định?
Pháp luật
Nền tảng điện toán đám mây Chính phủ được hiểu như thế nào? Nền tảng điện toán đám mây Chính phủ (CGC) sẽ phải lập kế hoạch thực hiện ra sao?
Pháp luật
Nền tảng số (hay digital platform) là gì? Trong danh mục nền tảng số Quốc gia thì nền tảng điện toán đám mây Chính phủ sẽ do cơ quan nào chủ quản?
Pháp luật
Hoạt động kinh doanh dựa trên nền tảng số là gì? Hoạt động kinh doanh dựa trên nền tảng số khai thuế, nộp thuế bằng hình thức nào?
Pháp luật
Nghiêm cấm chặn đánh giá của khách hàng trên nền tảng số kể từ ngày 1/7/2024 có đúng hay không?
Pháp luật
Tổ chức thiết lập, vận hành nền tảng số trung gian có trách nhiệm như thế nào trong giao dịch trên không gian mạng?
Pháp luật
05 bước thực hiện quy trình xét duyệt, công nhận, công bố và thu hồi công nhận nền tảng số quốc gia là những bước nào?
Pháp luật
Đã có khung tiêu chí và quy trình xét duyệt, công nhận, công bố và thu hồi công nhận nền tảng số quốc gia?
Pháp luật
Thúc đẩy sử dụng 18 nền tảng số trên địa bàn các tỉnh, thành phố nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân trong năm 2022?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nền tảng số
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
827 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nền tảng số

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nền tảng số

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào