Nghi thức công bố và đón nhận danh hiệu thi đua khen thưởng trong Tòa án nhân dân được quy định như thế nào?
Ai là người có thẩm quyền công bố quyết định thi đua khen thưởng trong Tòa án nhân dân?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Quy chế quy định về nghi thức trao tặng, đón nhận danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trong Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 139/QĐ-TANDTC-TĐKT năm 2021 quy định về nghi thức công bố, trao tặng và đón nhận khen thưởng như sau:
Nghi thức công bố, trao tặng và đón nhận khen thưởng
1. Công bố quyết định khen thưởng:
a) Đại diện lãnh đạo của cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng hoặc của đơn vị tổ chức buổi lễ công bố quyết định khen thưởng;
b) Quyết định khen thưởng của Chủ tịch nước:
- Trước khi công bố quyết định khen thưởng của Chủ tịch nước, người công bố mời Đội cờ truyền thống (nếu có), đại diện lãnh đạo (tập thể lãnh đạo) hoặc cá nhân được khen thưởng lên lễ đài để nghe công bố quyết định khen thưởng;
- Công bố quyết định khen thưởng của Chủ tịch nước.
...
Như vậy, theo quy định thì đại diện lãnh đạo của cơ quan làm công tác thi đua khen thưởng hoặc của đơn vị tổ chức buổi lễ sẽ có thẩm quyền công bố quyết định khen thưởng.
Ai là người có thẩm quyền công bố quyết định thi đua khen thưởng trong Tòa án nhân dân? (Hình từ Internet)
Việc trao tặng Huân chương cho tập thể trong Tòa án nhân dân được tiến hành theo trình tự nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Quy chế quy định về nghi thức trao tặng, đón nhận danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trong Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 139/QĐ-TANDTC-TĐKT năm 2021 quy định về nghi thức công bố, trao tặng và đón nhận khen thưởng như sau:
Nghi thức công bố, trao tặng và đón nhận khen thưởng
...
2. Trao danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng:
a) Người trao là đại diện các lãnh đạo tham dự buổi lễ; người trao đứng ở vị trí trung tâm của lễ đài;
b) Cấp nào khen thưởng thì lãnh đạo hoặc đại diện lãnh đạo cấp đó trao.
- Trường hợp lãnh đạo hoặc đại diện lãnh đạo cấp khen thưởng không tham dự buổi lễ thì lãnh đạo hoặc đại diện lãnh đạo ngang cấp hoặc cấp dưới (được ủy quyền) trực tiếp trao.
- Trường hợp số lượng khen thưởng nhiều thì lựa chọn khen thưởng cao để trao.
c) Trao tặng cho tập thể:
- Trao tặng Huân chương (hoặc Huy chương, Huy hiệu kèm theo danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng):
+ Theo thứ tự gắn Huân chương (hoặc Huy chương, Huy hiệu) trước; sau đó trao Bằng và trao Cờ Anh hùng (đối với tập thể được đón nhận danh hiệu Anh hùng);
+ Đối với tập thể có Cờ truyền thống: Người trao gắn Huân chương (hoặc Huy chương, Huy hiệu) lên góc cao Cờ truyền thống; sau khi gắn xong, người trao đứng nghiêm cúi chào Cờ. Vị trí gắn Huân chương (hoặc Huy chương, Huy hiệu) trên Cờ truyền thống được thực hiện theo thứ hạng từ cao xuống thấp;
+ Đối với tập thể không có Cờ truyền thống: Người trao tặng sẽ trao Bằng đã gắn sẵn Huân chương (hoặc Huy chương, Huy hiệu) ở góc cao bên phải của Bằng.
- Trao tặng khen thưởng khác: Người trao tặng sẽ trao Bằng.
d) Trao tặng cho cá nhân:
- Trao tặng Huân chương (hoặc Huy chương, Huy hiệu kèm theo hình thức khen thưởng): Người trao gắn Huân chương (hoặc Huy chương, Huy hiệu) lên phía trái ngực áo người đón nhận, sau đó trao Bằng. Vị trí gắn Huân chương (hoặc Huy chương, Huy hiệu) trên ngực áo được thực hiện theo thứ hạng từ cao xuống thấp;
- Trao tặng khen thưởng khác: Người trao tặng sẽ trao Bằng.
...
Như vậy, việc trao tặng Huân chương cho tập thể trong Tòa án nhân dân được tiến hành như sau:
(1) Theo thứ tự gắn Huân chương trước; sau đó trao Bằng và trao Cờ Anh hùng (đối với tập thể được đón nhận danh hiệu Anh hùng);
(2) Đối với tập thể có Cờ truyền thống thì người trao gắn Huân chương lên góc cao Cờ truyền thống.
Sau khi gắn xong, người trao đứng nghiêm cúi chào Cờ. Vị trí gắn Huân chương trên Cờ truyền thống được thực hiện theo thứ hạng từ cao xuống thấp.
(3) Đối với tập thể không có Cờ truyền thống thì người trao tặng sẽ trao Bằng đã gắn sẵn Huân chương ở góc cao bên phải của Bằng.
Người phục vụ nghi thức trao tặng danh hiệu thi đua khen thưởng trong Tòa án nhân dân được quy định ra sao?
Căn cứ khoản 4 Điều 6 Quy chế quy định về nghi thức trao tặng, đón nhận danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trong Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 139/QĐ-TANDTC-TĐKT năm 2021 quy định về nghi thức công bố, trao tặng và đón nhận khen thưởng như sau:
Nghi thức công bố, trao tặng và đón nhận khen thưởng
...
3. Đón nhận danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng:
a) Đón nhận các hình thức khen thưởng do Chủ tịch nước ký quyết định: Người đón nhận khen thưởng đứng nghiêm theo hàng ngang tại vị trí trung tâm trên lễ đài nghe công bố quyết định khen thưởng.
b) Đón nhận các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng do Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ký quyết định: Người đón nhận khen thưởng được mời lên vị trí trung tâm của lễ đài để đón nhận;
c) Trường hợp số lượng người đón nhận khen thưởng nhiều có thể chia làm nhiều đợt hoặc sắp xếp cụ thể sẽ do cơ quan, đơn vị tổ chức buổi lễ quyết định.
d) Khi đón nhận Bằng hoặc Cờ, người đón nhận khen thưởng nâng Bằng hoặc Cờ cao ngang ngực, giữ nguyên tư thế cho đến khi rời khỏi lễ đài;
đ) Trong trường hợp cần thiết, đại diện tập thể (hoặc cá nhân) được khen thưởng phát biểu ý kiến sau khi đón nhận khen thưởng.
4. Người phục vụ nghi thức trao (người đưa các hiện vật khen thưởng tại buổi Lễ cho người trao)
a) Mặc trang phục Tòa án nhân dân (Tòa án quân sự) thống nhất và phù hợp với chương trình buổi lễ; Không quay lưng về phía người dự; Đứng phía sau, bên phải người trao khi đưa Huân chương (hoặc Huy chương, Huy hiệu, Bằng, Cờ kèm theo danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng) cho người trao;
b) Đặt Huân chương (hoặc Huy chương, Huy hiệu, Bằng kèm theo danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng) trong khay phủ vải đỏ; đưa Cờ bằng hai tay cho người trao; Bằng phải được lồng trong khung.
...
Như vậy, người phục vụ nghi thức trao tặng danh hiệu thi đua khen thưởng phải đảm bảo những yêu cầu sau:
(1) Mặc trang phục Tòa án nhân dân (Tòa án quân sự) thống nhất và phù hợp với chương trình buổi lễ;
(2) Không quay lưng về phía người dự;
(3) Đứng phía sau, bên phải người trao khi đưa Huân chương (hoặc Huy chương, Huy hiệu, Bằng, Cờ kèm theo danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng) cho người trao;
(4) Đặt Huân chương (hoặc Huy chương, Huy hiệu, Bằng kèm theo danh hiệu thi đua hình thức khen thưởng) trong khay phủ vải đỏ;
(5) Đưa Cờ bằng hai tay cho người trao; Bằng phải được lồng trong khung.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?