Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương MTTQVN là văn bản quy phạm pháp luật đúng không?

Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là văn bản quy phạm pháp luật đúng không? Danh mục văn bản quy định chi tiết Nghị quyết liên tịch do ai ban hành? - câu hỏi của anh H. (Vĩnh Long).

Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương MTTQVN là văn bản quy phạm pháp luật đúng không?

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại khoản 5 Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020) như sau:

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
1. Hiến pháp.
2. Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.
3. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
5. Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
6. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
7. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
8. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
8a. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Không ban hành thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
9. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).
10. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
11. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
12. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).
13. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
14. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
15. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Như vậy, Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là văn bản quy phạm pháp luật.

Nghị quyết liên tịch

Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương MTTQVN là văn bản quy phạm pháp luật đúng không? (Hình từ Internet)

Danh mục văn bản quy định chi tiết Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương MTTQVN do ai ban hành?

Danh mục văn bản quy định chi tiết Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 như sau:

Trách nhiệm lập danh mục văn bản quy định chi tiết
1. Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo lập danh mục văn bản quy định chi tiết luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được giao ban hành.
2. Danh mục văn bản quy định chi tiết do Thủ tướng Chính phủ ban hành gồm nghị định của Chính phủ, nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, trong đó nêu rõ tên văn bản, cơ quan ban hành văn bản, căn cứ ban hành, nội dung chính của văn bản, dự kiến thời gian ban hành.

Theo đó, danh mục văn bản quy định chi tiết Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Việc xây dựng, ban hành Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương MTTQVN như thế nào?

Việc xây dựng, ban hành Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được thực hiện theo quy định tại Điều 109 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020) như sau:

Xây dựng, ban hành nghị quyết liên tịch
1. Dự thảo nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và dự thảo nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Ủy ban thường vụ Quốc hội phân công cơ quan chủ trì soạn thảo; dự thảo nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Chính phủ phân công cơ quan chủ trì soạn thảo.
2. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm tổ chức soạn thảo dự thảo.
3. Trong quá trình soạn thảo dự thảo nghị quyết liên tịch, cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 57 của Luật này.
4. Dự thảo nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phải được Bộ Tư pháp thẩm định trước khi trình Chính phủ; Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội thẩm tra trước khi trình Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Hồ sơ, thời hạn, nội dung thẩm định theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 58 của Luật này. Hồ sơ, thời hạn, nội dung thẩm tra theo quy định tại Điều 64 và Điều 65 của Luật này.
5. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu ý kiến góp ý để chỉnh lý dự thảo.
6. Dự thảo được thông qua khi có sự thống nhất ý kiến của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành nghị quyết liên tịch.
Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng ký ban hành nghị quyết liên tịch.
Văn bản quy phạm pháp luật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
5 dự án Luật, Nghị quyết trình Quốc hội thông qua trong tháng 10/2024 tại kỳ họp thứ 8 theo trình tự, thủ tục rút gọn?
Pháp luật
Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật là gì? Hiệu lực trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật?
Pháp luật
Chủ tịch nước ban hành các loại văn bản quy phạm pháp luật nào? Trình tự xây dựng và ban hành quyết định của Chủ tịch nước như thế nào?
Pháp luật
Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền ban hành các loại văn bản quy phạm pháp luật nào? Văn bản được ban hành với mục đích gì?
Pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật là gì? Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện nay bao gồm những văn bản nào?
Pháp luật
Tổng hợp tất cả các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đấu thầu còn hiệu lực năm 2022?
Pháp luật
Áp dụng pháp luật là gì theo quy định hiện hành? Có bao nhiêu hình thức thực hiện pháp luật?
Pháp luật
Thuộc tính pháp luật là gì? Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phải đảm bảo nguyên tắc gì? Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật?
Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật
Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật là khi nào? Một văn bản quy phạm pháp luật có thể có hiệu lực về trước không?
Pháp luật
Hệ thống pháp luật Việt Nam có bao nhiều ngành luật? Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Văn bản quy phạm pháp luật
986 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Văn bản quy phạm pháp luật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Văn bản quy phạm pháp luật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào