Nghị quyết 67/NQ-CP Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét giảm thuế GTGT năm 2023 trong kỳ họp tháng 5?
Nghị quyết 67/NQ-CP Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét giảm thuế GTGT tại kỳ họp tháng 5?
Ngày 02/5/2023, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 67/NQ-CP năm 2023 về đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng, theo trình tự, thủ tục rút gọn, dự kiến trình Quốc hội thông qua theo quy trình một kỳ họp vào tháng 5/2023.
Xem toàn bộ Đề nghị xây dựng dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế GTGT của Bộ Tài chính tại đây: tải
Cụ thể, Nghị quyết 67/NQ-CP năm 2023 nêu rõ Chính phủ quyết nghị thông qua đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế GTGT theo đề nghị của Bộ Tài chính tại Tờ trình 70/BTC-CST năm 2023.
Chính phủ giao Bộ Tài chính tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ trong quá trình xây dựng, hoàn thiện dự thảo nghị quyết của Quốc hội theo đúng quy định; chịu trách nhiệm về các nội dung, số liệu báo cáo, đề xuất.
Ngoài ra, giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký tờ trình của Chính phủ để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung dự án nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế GTGT vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 và kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép xây dựng dự thảo nghị quyết theo trình tự, thủ tục rút gọn, trình Quốc hội thông qua theo quy trình một kỳ họp vào tháng 5/2023.
Bộ Tài chính có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp, cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu liên quan cho Bộ Tư pháp theo quy định, đảm bảo tiến độ báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo yêu cầu.
Đồng thời, Nghị quyết 67/NQ-CP cũng yêu cầu tại tờ trình của Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự thảo nghị quyết của Quốc hội giảm thuế GTGT, cần bổ sung nội dung Chính phủ trân trọng đề nghị Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo, xin ý kiến Bộ Chính trị về chủ trương giảm thuế để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn, trong quá trình báo cáo Bộ Chính trị về kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.
Nghị quyết 67/NQ-CP Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét giảm thuế GTGT tại kỳ họp tháng 5?
Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế GTGT 2% đối với tất cả mặt hàng thuộc nhóm thuế suất thuế GTGT 10%?
Trước đó, Bộ Tài chính đã có tờ trình Chính phủ đề xuất giảm 2% mức thuế suất thuế GTGT đối với tất cả các hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng áp dụng 10% xuống còn 8% và giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT đối với cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh khi thực hiện xuất hóa đơn đối với tất cả các hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế suất thuế GTGT 10%.
Thời gian áp dụng dự kiến là kể từ khi chính sách được ban hành đến hết ngày 31/12/2023.
Cụ thể xem tại bài viết: Dự thảo giảm thuế GTGT năm 2023 xuống 8% với hàng hóa, dịch vụ đang chịu thuế GTGT 10%? Vì sao lại giảm thuế suất thuế GTGT?
Đối tượng phải đóng thuế giá trị gia tăng là những ai?
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 219/2013/TT-BTC có hướng dẫn cụ thể những đối tượng sau phải đóng thuế GTGT:
Người nộp thuế
Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (sau đây gọi là người nhập khẩu) bao gồm:
1. Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp), Luật Hợp tác xã và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác;
2. Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác;
3. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật đầu tư); các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam;
4. Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu;
5. Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT hướng dẫn tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này.
Quy định về cơ sở thường trú và đối tượng không cư trú thực hiện theo pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.
6. Chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất được thành lập để hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
Theo đó, người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT cụ thể theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đào tạo thạc sĩ ở nước ngoài nhưng hình thức học trực tuyến thì có được công nhận để sử dụng chứng chỉ tại Việt Nam?
- Mẫu biên bản định giá tài sản góp vốn thành lập doanh nghiệp? Tải về file word mẫu biên bản định giá?
- Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lấy từ đâu?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?